WESTMINSTER (NV) - Chiều hôm Chủ Nhật 18 tháng 11, tại Việt Báo Gallery, Westminster, có một buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật quy tụ được khá đông những người làm văn học nghệ thuật ở miền Nam Việt Nam vào thời gian mà nền văn học nghệ thuật ấy đă rực sáng trong nhiều lănh vực.
Họa sĩ Lê Tài Điển (giữa) chuẩn bị cắt bánh giữa những thân hữu. (H́nh: Nguyên Huy/Người Việt)
Sở dĩ có buổi sinh hoạt này là để đón tiếp họa sĩ Lê Tài Điển, vừa từ Paris sang viếng thăm bạn bè thân hữu ở Little Saigon. Và cũng nhân dịp này phát hành tuyển tập “Những Mảng Rời” của ông.
Nhưng theo người điều hợp chương tŕnh Đinh Quang Anh Thái cho biết th́ đây không phải là một buổi ra mắt sách mà chỉ là một buổi chào đón họa sĩ, của những anh chị em đă cùng một thời trải t́nh văn chương nghệ thuật với nhau. Đây cũng không phải là một buổi triển lăm tranh, những bức tranh quí của nền hội họa thời bấy giờ mà qua một thời hoang phế văn học nghệ thuật sau 1975, họa sĩ Lê Tài Điển đă “ǵn vàng giữ ngọc” được (những tranh này được in trong tuyển tập “Những Mảng Rời”).
Vẫn theo nhà báo Đinh Quang Anh Thái th́ cũng không giới thiệu vỗ tay như thường lệ. Tuy nhiên, một số tên tuổi cũng được nhắc đến như Doăn Quốc Sỹ, Kiều Chinh, Nhă Ca, Viên Linh, Rừng, Nguyên Khai, Đinh Cường (từ xa đến), Phạm Xuân Đài, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đồng, Nguyễn Thị Hợp, Phạm Quốc Bảo, Du Tử Lê, Phan Nhật Nam.
Không khí buổi sinh hoạt bỗng toát lên cảnh “Văn Nghệ Hôm Nay” thời Sáng Tạo, Hiện Đại 1956-1968 khi những tên tuổi trên được nhắc đến. Kể ra th́ những nhân vật này tuy không hẳn là “Nhóm Sáng Tạo” của Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa nhưng họ đă cùng nhóm này tạo cho miền Nam Việt Nam một nền văn học nghệ thuật sáng chói trên nhiều phong cách thể hiện mà cho măi đến bây giờ vẫn chưa thấy được một nền văn học nghệ thuật nào thay thế được kể cả trong lẫn ngoài nước.
Bảy văn nhân nghệ sĩ đă được anh Đinh Quang Anh Thái mời lên để bày tỏ tâm t́nh với Lê Tài Điển cũng là với khoảng hơn 100 người tham dự. Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, thành viên trong ban tổ chức buổi sinh hoạt này, cho biết: “Anh em muốn làm một cuốn sách cho Lê Tài Điển, khi xong đă thỉnh một nghệ sĩ là họa sĩ Lê Tài Điển từ kinh đô ánh sáng qua nói chuyện. Đầu tiên th́ chỉ dự định tổ chức trong ṿng thân hữu với nhau nhưng rồi nghĩ lại thấy phải mở rộng ra cho các bạn trẻ cùng đến tham dự.”
Nhà thơ Viên Linh lên nói về Lê Tài Điển sau khi nhà thơ, chủ báo Nhă Ca có vài lời chào mừng ông và thân hữu tham dự. Bằng vào “39 năm quen biết,” nhà thơ Viên Linh giới thiệu họa sĩ Lê Tài Điển là một trong số “bảy nhân tài ở Pháp được chính phủ VNCH mời về nước vào năm 1968”.
Ông nói: “ Chúng tôi hoạt động văn nghệ với tôn chỉ là phải sống với thời cuộc.”
Sau đó, nhà thơ cho biết Lê Tài Điển đă sáng lập ra Hội Họa Sĩ Trẻ có điều kiện là phải dưới 35 tuổi. Hội đă qui tụ được khá nhiều nhân tài và đă gây nên một phong trào hội họa rất phong phú, đem cách thể hiện nghệ thuật trong hội họa đến gần với người thưởng ngoạn hơn sau khi lớp đi trước cách đó không lâu đă để lại một nền hội họa “cao sang, bí hiểm” qua những trường phái Ấn Tượng, Lập Thể đầy hơi hướng phương Tây. Hội Họa Sĩ Trẻ khi ra đến hải ngoại tuy không là một tổ chức như trước nhưng vẫn giữ được trọn t́nh nghĩa văn nghệ nên thường có những buổi gặp gỡ nhau qua những cuộc triển lăm của bạn bè.
Nhà thơ Viên Linh cũng cho biết là đă cùng với Lê Tài Điển chủ trương tờ “Thời Tập” cho đến tận ngày tan đàn xẻ nghé 30 Tháng Tư, 1975.
Nói về Lê Tài Điển, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, cũng là một trong những người ở Pháp được chính phủ VNCH mời về, nhận xét: “Điển là ở trong cuốn sách này, không ở ngoài. Đọc tuyển tập ‘Những Mảng Rời’ sẽ thấy Điển là nhà văn, nhà thơ, nhà báo và anh đă sinh hoạt như thế nào.”
Trước những tấm t́nh của “những người muôn năm cũ,” Lê Tài Điển đă bày tỏ mối chân t́nh của ḿnh với bạn bè nay tản lạc khắp bốn phương. Ông nói về chuyện viết ra được cuốn sách này, cả phần văn thơ và họa phẩm từ khi trở lại được đất Pháp sau năm 1975 cộng tác với tờ Nhân Bản, tờ báo hậu thân của tờ Sinh Viên của sinh viên Việt Nam quốc gia tại Pháp. Ông cũng cho biết “tại sao lại là ‘Những Mảng Rời’. ‘Những Mảng Rời’ nhưng đă cô đọng lại thành tảng văn học nghệ thuật một thời.”
Giải thích thêm về tờ báo Sinh Viên, ông Nghĩa cho biết trước 1975, sinh viên Việt Nam tại Pháp bị Cộng Sản khôn khéo khuyến dụ nên thân cộng khá đông, thường đánh phá tờ báo này gây nên những xô xát với sinh viên quốc gia, trong đó có Lê Tài Điển. Sau 1975, Lê Tài Điển trở lại Pháp đă đi tiếp con đường của ḿnh cùng anh em làm tờ báo Nhân Bản nói lên ư hướng quốc gia dân tộc trước Cộng Sản.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, từ San Jose xuống gặp bạn, cũng nói về “Những Mảng Rời” qua câu chuyện bị gẫy xương sườn khi ở Pháp được các bác sĩ Pháp chuẩn nhận tuy gẫy rời nhưng tự nó lại sẽ liền thôi và nó liền thật. Đó là ư nghĩ của “Người Đi Trên Mây” về “Những Mảng Rời” của Lê Tài Điển.
Thân hữu và các bạn trẻ tới với họa sĩ Lê Tài Điển đông chật Việt Báo Gallery. (H́nh: Nguyên Huy/Người Việt)
Ba mươi bảy năm qua, không khí “văn nghệ hôm nay” đă làm nên thịnh thời văn học VNCH, nay qua buổi gặp mặt thân hữu với Lê Tài Điển trong buổi chiều này lại thấy thấp thoáng ẩn hiện với tuyển tập “Những Mảng Rời” của Lê Tài Điển được giới thiệu.
Quí độc giả yêu văn nghệ, hội họa của thời Trăm Hoa Đua Nở tại miền Nam, có thể hỏi mua tuyển tập này tại nhật báo Việt Báo. Ấn phí của sách là $50.
Nguyên Huy/Người Việt