(ĐVO) - Dù không công khai niêm yết giá bằng USD hay những loại tiền tệ khác, nhưng tại nhiều cửa hàng Việt Nam khách hàng vẫn giao dịch, mua bán bằng ngoại tệ rất dễ dàng.
Thanh toán bằng đô la
18h tối, trên các con phố Tây đă tấp nập khách du lịch. Các cửa hàng bán đồ lưu niệm trên phố Hồ Hoàn Kiếm du khách từ nhiều nước chen chân lựa đồ.
Tại quán bán các loại cafe ḥa tan, cafe pha phin 23 Hồ Hoàn Kiếm, vợ chồng ông bà chủ tất bật với nhóm du khách đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Singapore. Một du khách người Trung Quốc lựa gói cafe Weasel - 250g hỏi giá, ông bà chủ lấy máy tính bấm giá rồi đưa cho du khách nh́n con số 35 (35 tệ tương đương 117 ngàn Việt Nam) hiện trên máy tính.
Khách có thể thanh toán bằng ngoại tệ
Đáng ngạc nhiên, mọi giao dịch mua bán diễn ra đều bằng ngoại tệ chứ không phải là tiền Việt. Khi khách trả bằng nhân dân tệ, chủ hàng cũng rút trong túi cả một xấp các loại tiền trả lại khách bằng ngoại tệ như một thói quen thường trực. Tương tự một du khách Singapore lựa sản phẩm và được bà chủ thông báo con số 450 (đô-la) trên máy tính.
Những du khách khác khi mua hàng cũng đều thanh toán bằng ngoại tệ, khoảng 5-6 du khách mua hàng không một khách nào thanh toán bằng tiền Việt Nam. Theo quan sát của phóng viên, khách du lịch thường mang theo nhiều loại tiền từ đô-la, nhân dân tệ tới đồng bạt, yên tuy nhiên rất ít khách hàng sử dụng tiền Việt, cũng như thanh toán bằng tiền Việt dù mua bán ngay tại các cửa hàng Việt Nam.
Tại cửa hàng bán đồ lưu niệm Silk - 23 Hồ Hoàn Kiếm, chủ hàng thay v́ đứng trong quầy để thanh toán th́ lại đứng phía ngoài quan sát. Du khách đa phần lựa chọn ví thổ cẩm thêu, khăn choàng, móc ch́a khóa. Một du khách nam Thái Lan nhặt vỉ móc ch́a khóa 10 h́nh được anh chủ quán phát giá 80 ngàn (tương đương 12 bạt Thái Lan).
Dù là bạt-Thái, đô-la hay đồng yên đều được chủ quán vui vẻ chấp nhận.
Một du khách nữ, lựa chọn chiếc khăn choàng thổ cẩm có giá 18 USD (tương đương 360 ngàn Việt Nam). Cũng giống cửa hàng bán cafe đoàn du khách có khoảng 20 người cũng không một ai thanh toán bằng tiền Việt. Mọi giao dịch, mua bán đều được thanh toán bằng đô-la, bạt Thái.
Không chỉ có đồ lưu niệm, tại các quán ăn vỉa hè du khách cũng có thể dễ dàng thanh toán bằng ngoại tệ mà không vấp phải sự phản đối nào từ phía chủ quán. Đặc biệt, việc giao dịch mua bán bằng ngoại tệ c̣n dễ dàng hơn cả khách có như cầu thanh toán bằng tiền Việt. Hầu hết, chủ quán đều chuẩn bị sẵn cả sấp ngoại tệ đủ mệnh giá, đủ loại tiền đeo trước ngực. Nhưng phổ biến nhất là đô-la.
Nhân viên cửa hàng Masks - 23 Hồ Hoàn Kiếm vui vẻ, "cửa hàng ở đây 99% là phục vụ du khách nước ngoài. Muốn trả bằng tiền nào cũng được, có tiền nào lấy tiền ấy", nhân viên này cho biết.
Không riêng ǵ con phố Hồ Hoàn Kiếm, trên các phố Cầu Gỗ, Ấu Triệu, Lư Quốc Sư việc mua bán cũng diễn ra sôi động.
Tại quán cafe 23, Ngô Văn Sở 3 người khách Việt Nam lưỡng lự muốn được thanh toán bằng đô, nhân viên vui vẻ đáp: "Của anh 1 chanh leo, 1 bạt xỉu, 1 cafe đen tổng là 140 ngàn. Hết 7USD - đô tính giá 21".
Sôi động mua bán
Trên con đường Ấu Triệu, tại quán nem nướng vỉa hè khách cũng dễ dàng được thanh toán bằng đô. "Thanh toán bằng đô cũng được, 4USD cho 10 nem nướng, một đĩa củ đậu và hai cốc chà chanh", chủ quán nhanh nhảu.
Tại cửa hàng bán đồ lưu niệm Balio - 8 Ấu Triệu, khách có thể tự do lựa chọn đồ, chụp ảnh. Toàn bộ các mặt hàng ở đây đều niêm yết giá VNĐ tuy nhiên, cũng giống như cửa hàng khác việc mua bán, trao đổi bằng đô cũng được chấp nhận một cách dễ dàng.
Một khách hàng cho biết: "thanh toán bằng đô bây giờ là b́nh thường. Anh thường xuyên đi tiếp khách tại các nhà hàng ăn, uống, những khi thiếu tiền anh vẫn thanh toán bằng đô mà không hề gặp phải khó khăn nào".
Nhưng việc thanh toán bằng đô rất khó kiểm soát, v́ cùng một thời điểm nhưng giá đô được các chủ hàng thanh toán với nhiều mức giá khác nhau, vị khách này thắc mắc.
Nội địa đi chợ bằng ngoại tệ
Tại các khu chợ lớn ở thành phố cửa khẩu Lạng Sơn như chợ Đông Kinh, chợ Tân Thanh, chợ Kỳ Lừa … thật kỳ lạ khi người ta có thể tiêu thụ song song hai loại tiền Việt Nam Đồng và Nhân Dân Tệ mà không cần quy đổi.
Tại những chợ trung tâm này, người ta có thể thoải mái đi chợ mua hàng bằng tiền Nhân Dân Tệ của Trung Quốc.
Ở cửa khẩu Tân Thanh, lực lượng c̣ mồi đổi tiền ngồi nhan nhản dọc chợ. Đi sâu vào chợ, hầu hết chủ hàng buôn bán với nhau bằng tiền Nhân Dân Tệ chứ không bằng tiền Việt.
C̣ đổi tiền hoạt động công khai
Cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 30, 40 km, người ta qua lại biên giới như cơm bữa. Nhưng c̣n tại chợ Đông Kinh, nằm ngay trung tâm thành phố, sâu trong nội địa, ngạc nhiên hơn người ta vẫn đi chợ được bằng tiền của nước láng giềng.
Vừa ngỏ ư hết tiền Việt Nam, nhưng c̣n tiền Nhân Dân Tệ (NDT), muốn đổi sang tiền Việt để tiêu. Ngay lập tức bà chủ hàng nước liên hệ với một cô tên Điều ngồi cạnh đó. 50 NDT đổi được 150.000 VNĐ. Như vậy, c̣ mồi đổi tiền được chênh lệch gần 400 VNĐ / 1 NDT. Bà chủ hàng nước c̣n nói nhỏ: “Các chú cần quái ǵ phải đổi tiền, cứ mang thẳng vào chợ mà tiêu”.
Thực tế, tất cả các cửa hàng tại chợ Đông Kinh, chợ Kỳ Lừa đều chấp nhận cho khách hàng sử dụng Nhân Dân Tệ để mua bán. Thậm chí, họ c̣n thích sử dụng Nhân Dân Tệ hơn, bởi lẽ, khi nhập hàng về để bán, người ta không cần phải đổi chác mất công, mà lại có lăi cao hơn do chênh lệch tỉ giá.
Thử quần áo tại ki - ốt của anh Thắng (tầng 3 chợ Đông Kinh, gần lối xuống), ngỏ ư muốn thanh toán bằng nhân dân tệ. Anh chủ hàng vui vẻ vồn vă: “Chú có bao nhiêu tiền Trung Quốc đưa anh tiêu hết cho”.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn B́nh: Việc giao dịch, sử dụng ngoại tệ trên thị trường chưa phù hợp với mục tiêu hạn chế sử dụng ngoại tệ trong nền kinh tế, gây khó khăn cho công tác quản lư và chính sách tiền tệ.
Ông B́nh nhấn mạnh: "Trên lănh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam".
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đă có văn bản về việc nâng mức phạt đối với hành vi niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa... bằng ngoại tệ là 300-500 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép kinh doanh.
Tuy nhiên, trên thực tế, dù không công khai niêm yết giá bằng USD hay những loại tiền tệ khác nhưng cũng không có một cửa hàng hào nào treo biển quy định không nhận thanh toán bằng ngoại tệ, hay quy định phải thanh toán bằng tiền Việt.
Ngược lại, du khách thanh toán bằng ngoại tệ không hề gặp phải bất kỳ một sự làm khó, hay bị từ chối nào từ chủ hàng.
Quy định sử dụng ngoại hối trên lănh thổ Việt Nam
Trên lănh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lư và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Đích thân thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét cho phép nhưng đến nay chưa có trường hợp nào được niêm yết giá theo cơ chế đặc biệt này.
Những h́nh thức lách luật như ghi đơn giá bằng VND nhưng quy đổi song song USD, hoặc bảo đảm bằng ngoại tệ dưới h́nh thức kèm tỉ giá tham khảo đều xem là vi phạm quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lănh thổ VN và bị xử phạt.
Ngoài chế tài từ 50-100 triệu đồng, người vi phạm c̣n bị tịch thu tang vật nếu mua bán thanh toán ngoại tệ...
Đặc biệt, việc niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, mức phạt tiền lên đến 300-500 triệu đồng. Ngoài ra c̣n bị tước giấy phép.
Dương Minh - Nguyễn Vũ