Samsung có thể phải đối mặt với án phạt 15 tỷ USD tại Châu Âu v́ sử dụng các bằng sáng chế “tiêu chuẩn cần thiết” để yêu cầu ṭa cấm các thiết bị iPhone và iPad của Apple được bán ra thị trường Châu Âu.
Tờ Guardian cho biết, Ủy ban Châu Âu có thể đưa ra khoản tiền phạt khổng lồ lên tới 10% doanh thu toàn cầu của Samsung, khi họ điều tra việc Samsung sử dụng các bằng sáng chế tiêu chuẩn cần thiết trong các đơn khiếu nại chống lại Apple tại Châu Âu. Tổng doanh thu của Samsung trong năm 2011 là 148,9 tỷ USD, do đó, khoản tiền phạt chỉ riêng ở Châu Âu có thể lên tới 14,8 tỷ USD.
Ủy Ban Châu Âu đă bắt đầu điều tra từ tháng Giêng và đă có kết quá khá thú vị vào cuối tháng trước. Trong số các vấn đề khác, họ gặp phải rắc rối bởi việc sử dụng bằng sáng chế của Samsung mà trước đó được coi là “tiêu chuẩn cần thiết”. Điều này có nghĩa rằng, chủ sở hữu các bằng sáng chế tiêu chuẩn cần thiết - Samsung, trong vụ kiện này đă cam kết chính thức cấp giấy phép các công nghệ đó cho tất cả các đối tác có nhu cầu sử dụng chúng trên tinh thần “công bằng, hợp lư và không phân biệt đối xử”.
Ủy ban Châu Âu cũng lưu ư rằng, Apple đă cung cấp giấy phép các bằng sáng chế liên quan trong quá khứ nhưng họ không thể kiện thỏa thuận đă có với Samsung.
Samsung đă yêu cầu ṭa án cấm bán iPhone và iPad tại thị trường Châu Âu vào cuối tuần trước, chỉ vài ngày trước khi Ủy ban Châu Âu phản đối việc sử dụng các bằng sáng chế tiêu chuẩn cần thiết của Samsung để chống lại Apple trong cuộc chiến pháp lư.
Nếu khoản bồi thường không đạt được giữa các bên liên quan th́ ṭa án sẽ chính thức đưa ra tuyên bố cuối cùng của khoản tiền phạt này.
Trong một tuyên bố gần đây, Samsung cho biết: “Samsung cam kết cấp giấy phép các công nghệ của chúng tôi công bằng, hợp lư và không phân biệt đối xử và chúng tôi rất tin tưởng điều đó là tốt hơn khi các công ty cạnh tranh công bằng trên thị trường hơn là kéo nhau ra ṭa. Trên tinh thần đó, Samsung đă quyết định rút yêu cầu lệnh cấm chống lại Apple dựa rên các bằng sáng chế tiêu chuẩn cần thiết tại các ṭa án Châu Âu, quan tâm hơn tới việc bảo vệ quyền lựa chọn của người tiêu dùng”.
Theo Tuệ Minh ( VnMedia - Cnet)
NLD