Trước ngày Đại hội 18 đảng cộng sản Trung Quốc họp tôi có anh bạn dịch xong một bài viết mà anh nói là tác giả viết rất công phu. Anh nhắn tới bảo nên đọc. Đó là bài “ Hồi kết cho chế độ chuyên chế dẻo dai của Đảng Cộng sản Trung Quốc?” của tác giả người Trung Quốc Lư Thành. Ông Lư hiện là Giám đốc trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Viện Brookings, Washington (Mr Cheng Li: cli@brookings.edu). (Đúng như anh bạn giới thiệu, bản dịch bài viết nói trên sau đó đă xuất hiện trên nhiều trang web và blog cá nhân và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người Việt Nam).
Lại nói bữa ấy khi đọc xong bài viết, cũng chẳng cần tới một trí tưởng phong phú, trong tôi vẫn có thể h́nh dung ra những nét chủ yếu về hiện t́nh đất nước Trung Quốc hiện nay ra sao. Đó là, một mặt là phác thảo chung mang tính tổng hợp - tức là nét vẽ ở tầm vĩ mô về một đất nước rộng lớn, dân đông nhất thế giới lại liên tục có những kíp lănh đạo quốc gia tham vọng cỡ lớn nhất thế giới -, mặt khác là một số khắc họa điển h́nh khá rơ nét được dẫn ra từ kho tư liệu phong phú và cả cái cách của “người trong cuộc” nữa; tất cả gộp chung lại đă tạo nên bức chân dung khá chân thật và hoàn của xă hội Trung Quốc hiện tại.
Vậy nên, một cách tổng quát nhất có thể nói như thế này: Mấy thập kỷ qua đất nước Trung Quốc có phát triển, thậm chí là phát triển vượt bậc và nhanh chóng, nhưng con đường phát triển sắp tới, các bước đi của đất nước này sẽ trải qua đang tự nó nảy sinh rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, đúng ra phải nói là hết sức nghiêm trọng mới lột tả hết ư nghĩa của vấn đề.
Tự nhiên chúng ta liên tưởng và nhớ lại những vụ như Ô Khảm mới xảy ra gần đây thôi ở khu vực phía Nam Trung Quốc. Đây là vụ việc nông dân nổi dậy mạnh mẽ và kiên gan thách thức nhiều ngày chống lại bọn quan lại nhũng lạm địa phương câu kết với bọn tài phiệt cướp đất đai của họ, nó ở thế buộc báo chí truyền thông nước này phải công khai trước công luận. Vấn đề là không chỉ ở trường hợp Ô Khảm mà với nước Trung Quốc nông dân vẫn chiếm số đông, biết bao nhiêu là các dạng Ô Khảm khác đă và đang bộc lộ?
Rồi c̣n nhiều vụ động trời nhạy cảm khác xảy ra ở nước này, ví như các trường hợp người dân, người tu hành tự thiêu ở Tây Tạng. Kèm theo là sự đàn áp thẳng thừng của quân đội trung ương phái lên. Đây thực sự là biểu hiện rạn vỡ ra của nhiều mối mâu thuẫn gay gắt giữa người Hán đa số với các chủng tộc thiểu số, cộng với sự khác biệt và bài xích lẫn nhau giữa các tôn giáo ở Trung Quốc đă đến hồi không dàn xếp được nữa! Những điều đó cho thấy tầm mức phức tạp và khó khăn của nhà cầm quyền Trung Quốc đang phải đương đầu lúc này trước sự chống đối của người dân.
Với một quốc gia quen với dân chủ (ta hay gọi là chế độ tư sản tư sản), th́ sự chống đối chính quyền của người dân được coi/và được hiểu là rất b́nh thường. Cơ chế của một nhà nước pháp quyền ở những nơi đó họ ứng xử và điều chỉnh tất cả các mối mâu thuẫn đó trên cơ sở pháp luật mà người bị trị cũng như kẻ cai trị buộc phải tuân theo. Rồi ra tiến bộ xă hội có nhích lên hoặc lùi xuống là tùy ở tương quan lực lượng giữa người chống đối và chính quyền. Lịch sử chứng minh là các xă hội như vậy vẫn đứng vững và tiếp tục tiến về phía trước.
Nhưng các điều trên xảy ra ở Trung Quốc th́ câu chuyện lại là sự “bất b́nh thường”, thậm chí là không thể hiểu nổi nếu được diễn giải và cắt nghĩa theo các tiêu chí “sự ưu việt” của chế độ xă hội chủ nghĩa. Tức là những sự việc trái chiều với ư ban lănh đạo trung ương đă xảy ra ở Trung Quốc vừa qua thật sự là những câu chuyện nghiêm trọng.
Trở lại bài luận văn của ông Lư Thành. Ḿnh rất chú ư đến một đoạn văn mà như kết luận của tác giả, đoạn đó nguyên văn như sau: “Nếu muốn lấy lại ḷng tin của quần chúng và tránh một cuộc cách mạng hướng từ dưới lên th́ ĐCSTQ phải từ bỏ ư tưởng về một “chế độ chuyên quyền dẻo dai,”đồng thời đi theo đường lối chuyển đổi dân chủ một cách có hệ thống với những bước đi dũng cảm về hướng bầu cử dân chủ trong nội bộ đảng, thiết lập sự độc lập của ṭa án và dần dần mở cửa cho truyền thông chủ đạo”.
Hôm nay, khi Đại hội 18 đă qua đi được vài tháng th́ được biết, ngày 25/12 năm ngoái, hơn 70 học giả và luật sư hàng đầu đă tŕnh một bản kiến nghị kêu gọi ban lănh đạo mới của nước này tiến hành những cải cách chính trị thật sự. Kiến nghị cải cách đó bao gồm “bầu cử tự do, bảo vệ quyền tự do ngôn luận, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân và xây dựng một hệ thống tư pháp độc lập”. Điều đó có nghĩa là một cuộc cải cách hàng loạt các vấn đề hết sức cơ bản liên quan đến thể chế chính trị hiện hành ở Trung Quốc hiện nay.
Với một đất nước khổng lồ như Trung Quốc, quyền bính lại trong tay một đảng chính trị đầy biến báo và thủ đoạn như đảng cộng sản Trung Quốc - mà toàn thế giới chứng kiến từ năm 1921 đến nay -, việc phán đoán sự việc xảy ra với nước này nhiều khi là “thày bói xem voi” khi đứng ở nước ngoài nh́n vào. V́ thế ở đây, với những dẫn chứng và nhận định của chính những nhà trí thức nổi tiếng đang sống và làm việc tại Trung Quốc thể hiện trong bản kiến nghị gửi giới lănh đạo chóp bu nước này chính là những điều thật đángchú ư và quan tâm nhất. Hơn thế nữa trong số này c̣n có vị giáo sư khả kính, người đă từng giúp và hướng dẫn trực tiếp ông Tập Cận B́nh xây dựng và hoàn thành bản luận văn tiến sĩ năm xưa. Tóm lại toàn là “những người trong cuộc” nói về “những chuyện trong cuộc” – những chuyện đă ở mức nước sôi lửa bỏng, hoặc là vào thế dồn vào chân tường đối với đời sống chính trị của nước Trung Quốc ngày nay.
Liệu đây có phải là thời điểm của những thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc?
Để hiểu thêm câu chuyện cải cách chính trị đặt ra với Trung Quốc hiện cấp bách ở mức độ nào, xin mời bà con tham khảo thêm bài viết mới trên website đài BBC mà blog tôi cóp về dưới đây.
Vệ Nhi
(Blog Ngyễn Vĩnh)