Vụ tấn công hồi tuần trước nhằm vào đại sứ quán Mỹ tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước dân chủ tương đối thân thiện với Washington, đă một lần nữa nêu bật những mối đe doạ an ninh đối với các công dân Mỹ sống ở nước ngoài.
Với vị thế một siêu cường thế giới, Mỹ là “cánh chim đầu đàn” với những người ủng hộ, nhưng lại là mục tiêu hàng đầu cho những ai căm ghét.
Từ Benghazi tới Ankara, trong vài thập niên qua, các đại sứ quán Mỹ khắp thế giới đă trở thành mục tiêu của các cuộc biểu t́nh hay bạo lực bởi các nhóm khủng bố nhằm gây sự chú ư hoặc gây hỗn loạn.
Cùng nh́n lại những vụ đánh bom sứ quán Mỹ chấn động thế giới trong 50 năm qua.
Đại sứ quán Mỹ tại Libreville, Gabon
Ngày 5/3/1964, sau một cuộc chính biến bất thành 2 tuần trước đó, đại sứ quán Mỹ tại Libreville, Gabon đă bắt đầu nhận được các cuộc điện thoại nặc danh đe doạ. Vào 8h15 tối ngày 5/3, một quả bom nhỏ đă phát nổ bên ngoài đại sứ quán - khi đó không có người - khiến vài cửa sổ bị vỡ. Vào tối ngày 8/3, một quả bom nhỏ đă phát nổ cách đại sứ quán chỉ 15m nhưng không gây thiệt hại và một vụ tấn công bằng súng từ một chiếc xe chạy qua đă khiến một bức tường bên ngoài bị hư hại nhưng không ai bị thương.
Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, Iran
Vụ tấn công vốn được biết tới là Cuộc khủng hoảng con tin Iran bắt đầu lúc 6h30 sáng ngày 4/11/1979 khi vài trăm sinh viên Iran phản đối các chính sách của Mỹ đă cắt hàng rào và phá cổng đại sứ quán Mỹ. Ư định ban đầu của họ chỉ nhằm thực hiện một vụ chiếm giữ tượng trưng, nhưng sau khi lănh tụ tối cao Ayatollah Khomeini lên tiếng ủng hộ và đám đông bên ngoài sứ quán cổ vũ các sinh viên, mục tiêu ban đầu đă thay đổi. Hàng chục nhân viên ngoại giao Mỹ đă bị bắt giữ làm con tin trong 444 ngày, cho tới tận ngày 20/1/1981. Một chiến dịch giải cứu đă khiến 8 người Mỹ và một người Iran thiệt mạng. Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Ronald Regan nhậm chức, 52 con tin đă được phóng thích.
Đại sứ quán Mỹ tại Beirut, Li-băng
Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Beirut của Li-băng đă bị đánh bom xe ngày 18/4/1983, khiến 63 người thiệt mạng, trong đó có các thành viên đại sứ quán Mỹ và Cục t́nh báo trung ương Mỹ (CIA). Vụ tấn công xảy ra sau khi lực lượng đa quốc gia do phương Tây dẫn đầu quyết định can thiệp vào cuộc nội chiến Li-băng. Một nhóm có tên gọi Tổ chức Thánh chiến Hồi giáo (IJO) đă nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Đại sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania
Đại sứ quán Mỹ tại Nairobi (Kenya) và tại Dar es Salaam (Tanzania) đă bị đánh bom vào ngày 7/8/1998, khiến 223 người thiệt mạng, trong đó có 12 người Mỹ, và hơn 4.000 người khác bị thương. 2 vụ tấn công đă lần đầu tiên khiến cái tên Osama bin Laden được Mỹ chú ư. Các vụ đánh bom được tin là nhằm trả đũa vụ bắt giữ và tra tấn 4 thành viên của tổ chức Thánh chiến hồi giáo Ai Cập, một nhánh của al-Qaeda.
Lănh sự quán Mỹ tại Karachi, Pakistan
Lănh sự quán Mỹ tại Karachi, Pakistan đă trở thành tâm điểm của hàng loạt vụ đánh bom và âm mưu đánh bom từ năm 2002-2006. Các vụ tấn công được tin là nhằm trả đũa cho cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan và Iraq.
Đại sứ quán Mỹ tại Damascus, Syria
3 tay súng đă bị tiêu diệt sau khi chúng ném lựu đạn vào đại sứ quán Mỹ tại Damascus, Syria ngày 12/9/2006 và một vụ đánh bom xe cũng xảy ra bên ngoài sứ quán. Một nhân viên an ninh Syria và một nhà ngoại giao Trung Quốc đă thiệt mạng.
Đại sứ quán Mỹ tại Hi Lạp
Một quả lựu đạn đă bị ném vào toà nhà đại sứ quán Mỹ ở Athens, Hi Lạp sáng sớm ngày 12/2007 nhưng may mắn không có thương vong. Một nhóm khủng bố Hi Lạp có tên gọi “Đấu tranh Cách mạng” đă nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Lănh sự quán Mỹ tại Benghazi, Libya
Lănh sự quán Mỹ thành phố Benghazi, Libya đă bị một nhóm người biểu t́nh tấn công vào tối ngày 11/9/2012, khiến đại sứ Mỹ tại Lybia Christopher Stevens (ảnh trên) và 3 quan chức Mỹ khác thiệt mạng.
An B́nh
Theo IBTimes