Tham nhũng là hiện tượng xă hội phức tạp gắn liền với hoạt động của bộ máy nhà nước, là biểu hiện tha hoá trong sử dụng quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật nhằm thu lợi cá nhân, phá vỡ trật tự, kỷ cương, làm băng hoại các giá trị truyền thống trong các quan hệ cộng đồng và quan hệ trong xă hội công dân. Bệnh tham nhũng từng khuynh đảo các thể chế chính trị, làm sụp đổ nhiều chính phủ và tan vỡ sự nghiệp của nhiều chính khách trên thế giới.
Tuỳ theo chế độ chính trị, xă hội, mỗi nước có những biện pháp chống tham nhũng riêng. Song, vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm là phải có giải pháp chống tham nhũng từ gốc. Nghĩa là, thực hiện kiểm soát, ngăn ngừa có hiệu quả hành vi tham nhũng ở mọi cấp: Không chỉ có người quyền lực lớn mới tham nhũng mà ngay cả công chức, viên chức phụ trách, theo dơi lĩnh vực nhà nước quản lư… đều có cơ để tham nhũng, nếu không có chế tài ngăn chặn.
Singapore là thành viên của Hiệp hội các nước ASEAN không chỉ được ca ngợi là quốc gia có nền kinh tế phát triển mà c̣n được đánh giá có một Chính phủ trong sạch. Singapore có bốn kinh nghiệm chống tham nhũng có hiệu quả.
1. Làm cho quan chức không dám tham nhũng
Ở Singapore khi một người được tuyển vào làm công chức, quan chức Chính phủ th́ hằng tháng phải trích một phần tiền lương để gửi tiết kiệm. Thoạt đầu trích 5%, sau tăng dần. Người có chức vụ càng cao, th́ phần trăm trích ra gửi tiết kiệm càng lớn, có thể lên tới vài chục phần trăm lương tháng. Số tiền này do Nhà nước quản lư. Bất kỳ công chức, quan chức nào phạm tội tham nhũng dù nhẹ ở mức xử phạt ra khỏi ngạch công chức th́ toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm bị trưng thu. Quan chức càng to th́ số tiền bị trưng thu càng lớn. V́ vậy, mỗi quan chức khi nảy ư định tham nhũng đều phải tính toán: Nếu tham nhũng, nhận hối lộ mấy trăm, thậm chí cả ngàn đô mà bị tịch thu hàng chục ngàn đô, bị sống trong hoàn cảnh không lương bổng cho đến lúc chết th́ mất lại nhiều hơn được. V́ thế, đại đa số chọn giải pháp không tham nhũng; quan chức cấp càng cao, lương càng nhiều càng sợ không dám tham nhũng.
2. Làm cho quan chức không thể tham nhũng
Chính phủ Singapore quy định và thực hiện mỗi năm công chức, viên chức, quan chức phải khai báo một lần với Nhà nước về tài sản của bản thân hoặc của vợ (chồng) bao gồm: Tiền thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, tiền cổ phiếu, đồ trang sức, ô tô, nhà cửa… Những tài sản tăng lên phải khai rơ nguồn gốc, cái ǵ không rơ nguồn gốc có thể coi là tham ô, tham nhũng. Nhà nước c̣n quy định: Quan chức Chính phủ không được phép nợ nần; không được vay một khoản tiền lớn vượt quá tổng ba tháng lương. Singapore có thị trường mua bán cổ phiếu, nhưng quan chức Chính phủ muốn mua cổ phiếu phải được lănh đạo cơ quan chủ quản đồng ư và chỉ được phép mua cổ phiếu của công ty trong nước. Với cổ phiếu của các công ty nước ngoài đang kinh doanh ở Singapore cũng được phép mua, nhưng với điều kiện các công ty đó không có quan hệ lợi ích với Chính phủ. Công chức và quan chức Chính phủ không được phép đến các ṣng bạc, nhà chứa.
Luật Báo chí Singapore quy định những điều khoản nhằm chống tham nhũng trong lĩnh vực này. Theo đó, các nhà báo, kư giả muốn gửi bài viết của ḿnh ra nước ngoài phải qua tổng biên tập xem xét. Khi được trả tiền nhuận bút, nhà báo đó phải báo cáo với cơ quan chức năng của Chính phủ trong ṿng 7 ngày kể từ khi nhận được tiền, v.v...
3. Làm cho quan chức không cần tham nhũng
Singoapore có chế độ trả lương chênh lệch khá cao giữa quan chức cấp cao với cấp thấp, với công chức và giữa công chức với nhân viên, công nhân. Thu nhập thấp nhất là người bảo mẫu mỗi tháng 400 đô la (Singapore). Nữ công nhân lắp ráp điện tử mỗi tháng từ 600 đến 900 đô la. Công chức cơ quan chính phủ tất cả đều tốt nghiệp đại học, lương khởi điểm khoảng 1.300 đô la. Cấp thứ trưởng lương tháng từ 10.000 đô la đến 20.000 đô la. Thủ tướng lương tháng hơn 40.000 đô la (thời điểm năm 2000). Với mức lương như vậy, quan chức đủ sống và chu cấp cho gia đ́nh mà không cần tham nhũng. Hơn nữa cách trả lương như vậy công chức và quan chức Chính phủ luôn có sự so sánh: Ḿnh được trả lương cao hơn người lao động b́nh thường rất nhiều. Nếu ḿnh tham ô, tham nhũng nữa th́ là kẻ vô đạo lư, mất hết liêm, sỉ. Sự so sánh và tự vấn đó đă làm cho quan chức tự tiêu huỷ những tham vọng không trong sáng của ḿnh.
4. Làm cho quan chức không muốn tham nhũng
Ở Singapore muốn tham nhũng một thứ ǵ đó, dù nhỏ cũng rất phiền hà. Ví dụ, khi khách nước ngoài đến Singapore, nếu họ muốn tặng các quan chức nước chủ nhà một món quà để cảm ơn về sự đón tiếp và thắt chặt mối quan hệ th́ món quà đó phải mang ư nghĩa văn hoá với giá trị tiền không nhiều. Món quà nào có giá trị 100 đô la Singapore trở lên là họ từ chối hoặc phải xin phép lănh đạo cơ quan, nếu đồng ư mới được nhận. Nhưng khi nhận rồi lại phải báo cáo với lănh đạo cơ quan xem xét. Nếu món quà đó có giá trị tiền quá mức quy định và quan chức đó vẫn muốn nhận th́ phải nộp tiền. Số tiền nộp thêm đưa vào tài khoản quỹ “nộp phạt” của Chính phủ.
Chuyện kể rằng, một phái đoàn quan chức của Chính phủ Singapore được cử sang một nước nọ để kư một hiệp định liên doanh sản xuất. Nhận thấy hiệp định này đem lại nhiều lợi ích cho ḿnh, giới chức nước chủ nhà đă tặng những món quà lưu niệm có giá trị cao cho quan chức đoàn Singapore. Bởi sự quá nhiệt thành của chủ nhà, họ không sao từ chối được. Nhưng cứ nghĩ đến việc khi về nước lại mang quà biếu này đến cơ quan khai báo, phải mua lại và chuyển tiền vào tài khoản quỹ “nộp phạt” th́ quả là phiền toái. Cả đoàn đều phải “đành ḷng” viết thư cảm ơn và gửi lại quà ở sân bay trước khi trở về Singapore.
Đó là "4 không" trong pḥng - chống tham nhũng đă được thực hiện và đúc kết ở Singapore. Nước ta đă trải qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế - xă hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rơ rệt. Nhưng tệ nạn tham nhũng đă được gọi là quốc nạn mà cả xă hội lên án vẫn phát triển ngày càng tinh vi. Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ chín (khoá IX), cùng với việc khẳng định những thành tựu to lớn đă đạt được, cũng đă nghiêm khắc chỉ rơ: “Điều làm cho nhân dân c̣n bất b́nh và lo lắng nhiều là t́nh trạng quan liêu, tham nhũng, lăng phí, nhũng nhiễu dân, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất, đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên vẫn c̣n nghiêm trọng và khá phổ biến”.
Đảng và Nhà nước ta đă có nhiều chủ trương, giải pháp và tích cực chỉ đạo chống tham nhũng. Trên diễn đàn Quốc hội, các cuộc đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với báo chí đều khẳng định quyết tâm tuyên chiến với tham nhũng. Nhưng đến nay, hiệu quả đem lại c̣n hạn chế. Diễn đàn đối thoại mới khép lại th́ tham nhũng đă bùng phát tinh vi, sâu rộng hơn.
Trông người mà nghĩ đến ta, có thể nói, cách làm của Singapore là gợi ư tốt để chúng ta suy ngẫm, vận dụng trong quá tŕnh xây dựng “Luật chống tham nhũng” của Nhà nước ta. Những biện pháp, những điều khoản điều chỉnh của Luật phải có tính bao quát, toàn diện và phải đồng bộ với các chính sách, bảo đảm tính khả thi. Chú trọng yếu tố kinh tế, sao cho tính ngăn chặn, pḥng ngừa cao và tính nghiêm khắc, nghiêm minh trong xử lư vi phạm phải mạnh mẽ. Phương châm và mục tiêu của việc chống tham nhũng nên theo hướng: Làm cho quan chức không dám, không thể, không muốn và không cần tham nhũng mà Singapore đă làm có hiệu quả.
P.H.T
Bui Van Bong blog