- Trung Quốc muốn gây ra những tranh chấp nhỏ để áp đặt nguyên tắc của họ, t́m mọi cách đoạt lấy chủ quyền lănh thổ nước khác trên biển.
Tàu hải giám Trung Quốc trên vùng biển đảo Senkaku
Trang mạng tạp chí “Quan chức ngoại giao” Nhật Bản vừa có bài viết đề cập đến sự kiện va chạm máy bay ở biển Đông giữa Trung-Mỹ 12 năm trước, từ đó đưa ra kết luận về chiến lược của Trung Quốc trong tranh chấp ở các vùng biển xung quanh - đó là thông qua gây những tranh chấp nhỏ để không ngừng làm thay đổi các quy tắc hiện hành, xác lập nguyên tắc của ḿnh. Hiện nay, trong vấn đề đảo Senkaku cũng như vậy, hơn nữa do sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày càng được đầu tư, họ sẽ chiếm vị thế có lợi hơn trong tranh chấp.
Sự kiện va chạm máy bay trên biển Đông giữa Trung-Mỹ đă trải qua 12 năm. Năm 2001, một chiếc máy bay trinh sát điện tử EP-3 của Mỹ đă đâm vào một chiếc máy bay chiến đấu của Quân đội Trung Quốc trên biển Đông. Máy bay trinh sát Mỹ đă phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Linh Thủy của tỉnh Hải Nam. Sau đó, Bắc Kinh và Washington đă xảy ra một cuộc chiến giằng co về ngoại giao, Trung Quốc yêu cầu Mỹ xin lỗi về sự việc này.
Bắc Kinh cho rằng, thông qua công khai ép Mỹ tiến hành nhượng bộ về ngôn ngữ trong vấn đề bay tự do ở biển Đông để giúp cho bản thân họ xác lập nguyên tắc của riêng ḿnh. Nhưng, chính quyền Bush cho rằng, trách nhiệm không phải ở phía Mỹ. Cuối cùng, phía Mỹ mập mờ, lập trường của hai bên không có nhiều thay đổi lắm.
Nhật Bản nhiều lần bám sát hạm đội huấn luyện biển xa của Trung Quốc
Nguyên nhân căn bản của sự việc này là ở chỗ Trung Quốc kiên tŕ nguyên tắc của họ ở biển Đông, điều này đă tạo ra thách thức đối với trật tự bay quốc tế hiện có. Trung Quốc luôn cảm thấy không hài ḷng với các hoạt động bay do thám, điều tra khảo sát quân sự và hoạt động thường ngày khác của nước khác ở biển Đông.
Nhưng, những hoạt động này được Công ước biển quốc tế cho phép, cũng là thông lệ từ lâu. Mỹ là người xây dựng và bảo vệ trật tự bay quốc tế, nếu họ không tiếp tục bảo vệ trật tự hiện có, những trật tự này sẽ khó được duy tŕ.
Sự kiện va chạm máy bay ở biển Đông c̣n có tính thống nhất nội tại nào với t́nh h́nh bế tắc trong vấn đề đảo Senkaku giữa Trung-Nhật hiện nay? Đối với vấn đề đảo Senkaku, Trung Quốc cũng có chiến lược tương tự.
Bắc Kinh nhiều lần thông qua các tranh chấp nhỏ để xác lập nguyên tắc của họ, tức là Trung Quốc có thể thông qua đơn phương gây ra những tranh chấp cũ và trong t́nh h́nh không qua đàm phán để làm thay đổi trật tự hiện có. T́nh h́nh đảo Senkaku hiện nay có một số tương tự như sự kiện va chạm máy bay ở biển Đông trước đây.
Nhưng, so với 12 năm trước, t́nh h́nh Tokyo phải đối mặt lại gai góc hơn. Sự kiện va chạm máy bay ở biển Đông là được lợi từ sự việc đă xảy ra, điều này tồn tại tính ngẫu nhiên nhất định. Nhưng, trong vấn đề đảo Senkaku, Trung Quốc đă vạch ra mục tiêu cái mà Bắc Kinh gọi là "lănh thổ và chủ quyền" và TQ sẽ không dễ dàng từ bỏ mục tiêu.
Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc diễn tập phóng tên lửa chống hạm
Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, Bắc Kinh vui với việc nh́n thấy Nhật Bản khuất phục trong vấn đề đảo Senkaku. Nhưng, so với 12 năm trước, ḷng tham của Trung Quốc lần này lớn hơn, không chỉ muốn tiến hành đe dọa, mà c̣n muốn đoạt lấy lănh thổ.
Hơn nữa, cân bằng sức mạnh giữa hai nước đang nghiêng về hướng có lợi cho Trung Quốc. Tuy lực lượng tuần tra đảo Senkaku hiện nay của Trung Quốc chủ yếu là lực lượng hải giám, nhưng đằng sau được hỗ trợ bằng thực lực quân sự mạnh.
Năm 2001, thực lực của Mỹ nằm trong trạng thái đỉnh cao, trong khi hoạt động xây dựng quân sự của Trung Quốc c̣n lạc hậu rất xa. C̣n hiện nay, Quân đội Trung Quốc đă vượt Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản về số lượng. V́ vậy, Bắc Kinh có thể áp dụng lập trường cứng rắn hơn.
Nếu Trung Quốc có thể cắt đứt sự hỗ trợ của đồng minh Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku, th́ họ sẽ có thể chiếm vị thế chủ đạo trong tranh chấp ngoại giao. Khi đó, các nhà lănh đạo Nhật Bản sẽ lo ngại cho hoàn cảnh của Nhật Bản.
Trung Quốc hạ thủy tàu hộ vệ Type 056, sử dụng cho tác chiến ở các vùng biển gần như biển Đông, biển Hoa Đông
theo gd