- Bộ Tư pháp đề xuất đưa vào Hiến pháp sửa đổi nội dung "Thủ tướng cần thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng".
Bộ Tư pháp hôm nay tổ chức hội nghị góp ư cho Hiến pháp sửa đổi với những kiến nghị rất cụ thể.
Trách nhiệm cá nhân mờ nhạt
Chẳng hạn, về thiết chế Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp cho rằng một trong những hạn chế của dự thảo lần này là chưa phân công rành mạch chức năng, thẩm quyền quản lư giữa Chính phủ với Thủ tướng, với các bộ trưởng. Những quy định trong dự thảo chưa thể hiện rơ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu, lănh đạo hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, đặc biệt với người đứng đầu cơ quan hành chính ở địa phương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đại biểu Quốc hội bên hành lang nghị trường.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Dự thảo cũng chưa phân biệt, tách bạch các vai tṛ, trách nhiệm khác nhau của Thủ tướng, bộ trưởng. Chức năng, thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng và các bộ trưởng chưa được phân định rơ ràng, chưa đề cao, phát huy vai tṛ, trách nhiệm của bộ trưởng.
Nhiệm vụ, quyền hạn hiến định của Thủ tướng c̣n bó hẹp, chưa bao quát đủ các lĩnh vực, chưa tương xứng với vị trí của người đứng đầu Chính phủ và người đứng đầu hệ thống hành chính quốc gia. Quy định như vậy chưa làm cho Thủ tướng trở thành một thiết chế hữu hiệu để xử lư những vấn đề mới phát sinh trong hoạt động của Chính phủ.
Đánh giá từng điều khoản cụ thể, chẳng hạn nội dung "Thủ tướng Chính phủ", Bộ Tư pháp đánh giá, quy định như dự thảo mới chỉ ghi nhận vị trí, chức năng của Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. C̣n vị trí đứng đầu cơ quan hành chính th́ chưa được thể hiện cụ thể. C̣n thiếu tách bạch trong các quy định về nhiệm vụ của Thủ tướng.
Mặt khác, chưa có các quy định cụ thể về nhiệm vụ của Thủ tướng với vai tṛ lănh đạo, điều hành, giải quyết các vấn đề c̣n có ư kiến khác nhau giữa các thành viên Chính phủ hoặc giữa trung ương với địa phương. Quy định hiện nay vẫn mang tính bó hẹp, chưa có điều khoản mở để tạo sự linh hoạt, chủ động cho người điều hành, nhất là trong những t́nh huống đột xuất. Hơn nữa, mặc dù có yêu cầu bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân nhưng Thủ tướng lại không bị ràng buộc bởi quy định này.
Ngoài ra, quy định như điều 100 dự thảo là đề cao quy chế làm việc tập thể Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và thực hiện quyền hành pháp. Và v́ vậy, vai tṛ của Thủ tướng thậm chí c̣n mờ nhạt hơn so với Hiến pháp hiện hành.
Chẳng hạn, theo quy định của Hiến pháp hiện hành, các thành viên Chính phủ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng. Nhưng dự thảo lần này chỉ quy định chế độ trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trước Chính phủ.
Xuất phát từ những nội dung trên, Bộ Tư pháp đề xuất sửa đổi nội dung dự thảo thành "Thủ tướng do QH bầu trong số ĐBQH, là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương".
Bộ Tư pháp cũng kiến nghị 8 nhóm nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu Chính phủ, chẳng hạn, thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng. Thủ tướng cũng sẽ là người bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thứ trưởng, các chức vụ tương đương trong bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương. Phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm, điều động, cách chức chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chủ tịch nước miễn nhiệm phó thủ tướng, bộ trưởng
Liên quan đến chế định về Chủ tịch nước, các cơ quan tư pháp đề xuất Chủ tịch nước phải do cử tri cả nước bầu ra thông qua tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của QH. Cần trao quyền kiến nghị lại luật, pháp lệnh cho Chủ tịch nước tương tự như Hiến pháp 1946. Chủ tịch nước chỉ công bố những luật và pháp lệnh nào được coi là hợp hiến, hợp pháp th́ khi đó việc công bố luật, pháp lệnh mới thực sự có ư nghĩa thực tiễn đích thực.
Cơ chế này không làm giảm vai tṛ, địa vị của QH mà nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của QH khi thông qua các dự án luật. Đồng thời cũng biểu hiện rơ cơ chế phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước.
Một số ư kiến cũng đề nghị bổ sung quy định, Chủ tịch nước trong thời gian QH không họp, theo đề nghị của Thủ tướng, có quyền miễn nhiệm, cách chức các chức danh của Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm như phó thủ tướng, các bộ trưởng và báo cáo QH tại kỳ họp gần nhất.
Để đảm bảo vị trí, vai tṛ của Chủ tịch nước được thực quyền hơn, cần xây dựng một số quy định về quyền của Chủ tịch nước với cơ quan hành chính, ṭa án, viện kiểm sát, tạo cơ chế đầy đủ cho việc kiểm soát quyền lực. V́ vậy cần bổ sung quyền của Chủ tịch nước được chủ tŕ, yêu cầu Thủ tướng, Chánh án Ṭa án, Viện trưởng Viện kiểm sát họp giải tŕnh về việc giải quyết các vấn đề bức xúc trong xă hội.
Các ư kiến nêu trên sẽ c̣n được thảo luận để Bộ Tư pháp hoàn thiện báo cáo gửi ban soạn thảo dự thảo Hiến pháp sửa đổi tuần tới.
Về điều 58, Bộ Tư pháp đề nghị bỏ trường hợp nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân và bồi thường theo quy định của pháp luật v́ lư do "các dự án phát triển kinh tế - xă hội bởi v́ quy định này rất dễ bị lạm dụng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Lê Nhung - vietnamnet