Chuyến đánh cá chiều ngày 28/2 tại khúc sông Trường Giang, đoạn qua thôn 5 (xă Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam) là chuyến thuyền cuối cùng trong đời vợ chồng anh Huỳnh Văn Phương (40 tuổi) và chị Nguyễn Thị Thúy (36 tuổi, cùng ngụ khối phố 6, phường Phước Ḥa, thành phố Tam Kỳ). Vợ chồng anh chị đă không may bị lật ghe, chết đuối, bỏ lại 3 đứa con côi cút.
|
Ba đứa trẻ mồ côi sau chuyến đi biển của bố mẹ |
Người phụ nữ nghèo không biết bơi vẫn ra khơi kiếm sống
Chiều ngày cuối cùng của tháng 2/2013, vợ chồng anh Huỳnh Văn Phương (40 tuổi) và chị Nguyễn Thị Thúy (36 tuổi, cùng ngụ khối phố 6, phường Phước Ḥa, thành phố Tam Kỳ) chạy ghe máy đi làm.
Địa điểm mà người dân ở xóm hay đánh lưới bắt cá là sông Trường Giang đoạn chạy qua các xă Tam Tiến, Tam Ḥa, Tam Xuân 1, Tam Xuân 2 của huyện Núi Thành.
Một nhân chứng vụ tai nạn kể lại, khi đó, bất ngờ trời trở gió mạnh khiến nước sông Trường Giang nổi sóng dữ cuồn cuộn. Khi chiếc ghe bị ch́m, người chồng cố gắng lặn xuống dưới mặt nước, dùng hai tay đẩy người vợ cho nổi lên mặt nước v́ vợ anh vốn không biết bơi.
Thế nhưng do quần với gió lớn, sóng dữ thời gian khá dài nên đuối sức, cuối cùng người chồng có thể do uống quá nhiều nước sông nên chết đuối trước, người vợ ch́m theo.
Anh Trần Hữu Phúc, người thân của anh Phương, khi nghe tin dữ đă tức tốc cho ghe nổ máy vượt sóng dữ, vượt gió mạnh hơn 10 cây số để t́m kiếm thi thể vợ chồng người em xấu số.
Mọi ủng hộ, chia sẻ về vật chất, tinh thần của bạn đọc hảo tâm, xin liên hệ địa chỉ Huỳnh Văn Quế (là em ruột của nạn nhân Huỳnh Văn Phương), xóm Cồn Thị, khối phố 6, phường Phước Ḥa, Tam Kỳ, Quảng Nam. Điện thoại 016.3404.7264. |
Lúc đó gió mạnh, sóng ở khu vực gặp nạn lại càng lớn nên công việc t́m kiếm, cứu nạn khó khăn. Thi thể người vợ được phát hiện trước, đến gần 4h hôm sau, mọi người mới t́m thấy thi thể người chồng.
Phân tích về tai nạn, một ngư dân cho biết tai nạn lật ghe là khó tránh khỏi. Gió mạnh, cộng với sóng lớn nên ghe nhỏ chỉ sơ suất chút ít là mất phương hướng, tṛng trành.
Tai nạn xảy ra quá nhanh, một nhân chứng khác cho biết thêm, khi xảy ra vụ lật ghe, những người đang làm nghề gần đó nghe thấy tiếng kêu cứu, nhưng không cứu kịp v́ lúc đó gió mạnh và sóng dữ. Trong chớp mắt, chiếc ghe nhỏ và vợ chồng người xấu số đă bị ḍng sông “nuốt chửng”.
Những đứa trẻ ngơ ngác bên thi thể cha mẹ
Sau tai nạn, không khí xóm nghèo Cồn Thị nằm uốn ḿnh giữa ḍng sông Bàn Thạch bao trùm bởi không khí tang thương.
Ông Huỳnh Văn Nam (63 tuổi), cha của anh Phương khóc đỏ hoe đôi mắt già nua. Bà Ngô Thị Cúc (60 tuổi), mẹ anh Phương nhiều lần ngất lịm v́ nỗi đau quá lớn.
|
Những giọt nước mắt thương xót cặp vợ chồng xấu số. |
Bé Vĩnh, đứa con nhỏ có lẽ chưa hiểu sự việc, ôm nội ngây thơ hỏi: “Nội ơi, sao ba mẹ con nằm ngủ miết chưa dậy rứa?”. Một đứa nhỏ khác th́ mếu máo: “Mẹ ơi, sao chưa dậy chở em đi học vậy”. Những câu hỏi của trẻ thơ như cứa vào ḷng những người đến chia buồn.
Cách đây vài năm, vợ chồng anh chị sau nhiều năm dành dụm, cộng với số tiền đi vay mượn ngân hàng, người thân; mới xây được ngôi nhà cấp bốn để cho gia đ́nh có chỗ sinh hoạt. Xây nhà xong, vợ chồng lại tiếp tục vay mượn để mua một chiếc ghe nhỏ và vài tấm lưới, lồng; đi đánh trên các ḍng sông Bàn Thạch, Trường Giang để mưu sinh.
Cho đến nay số tiền vay mượn vẫn chưa trả xong th́ đă gặp nạn. Ông Lê Minh Khanh, khối phố trưởng khối phố buồn bă: “Tai họa ập xuống, họ bỏ lại 3 đứa con nhỏ nheo nhóc, tội nghiệp quá. Số tiền họ vay ngân hàng chính sách chưa trả được, nay càng khó trả nổi. Rất mong cơ quan chức năng và ngân hàng xem xét xóa nợ cho gia đ́nh nạn nhân”, ông Khanh đề nghị.
Cha nạn nhân Phương cho biết thêm, năm 2006, trong lần đi câu mực khơi cho tàu ở huyện Núi Thành (Quảng Nam), con trai ḿnh từng một lần may mắn thoát chết, trở về từ cơn băo Chanchu. Vài năm gần đây thấy nghề câu mực khơi cực khổ quá, ông bà không cho con đi câu mực khơi nữa mà ở nhà vay mượn tiền mua chiếc ghe và sắm lưới, lồng đi làm. “Không ngờ đă thoát được “thần biển”, nay lại bị “thần sông” cướp mạng”, ông lăo nói.
Người cha thương cảm khi nhớ về cuộc đời vất vả của con trai. Lớn lên đi học giữa chừng, anh Phương nghỉ v́ gia đ́nh khó khăn. Đến năm 15 tuổi đă đi làm nghề biển khơi, đến năm 30 tuổi lập gia đ́nh. V́ cuộc sống quá khó khăn, sau đó ngư dân này quay lại nghề câu mực khơi cho đến khi thoát nạn ở trận băo Chanchu năm 2006.
Sáng 1/3, lănh đạo UBND TP Tam Kỳ đă đến gia đ́nh nạn nhân động viên, an ủi, hỗ trợ 2 triệu đồng để lo chi phí mai táng.
Thiên Thanh