Trong bối cảnh người láng giềng Triều Tiên liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân, tham vọng sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt đang nhen nhóm trong ḷng người dân Hàn Quốc.
Ông Chung Mong-joon, cựu ứng viên tổng thống của đảng bảo thủ cho rằng: “Chúng tôi, người dân Hàn Quốc đă bị Triều Tiên lừa gạt trong 20–30 năm qua. Bây giờ là thời điểm người Hàn Quốc phải đối mặt với thực tế và cần làm một cái ǵ đó. Răn đe hạt nhân có thể là câu trở lời duy nhất. Chúng ta phải có vũ khí nguyên tử”.
Vũ khí hạt nhân sẽ không đem lại ḥa b́nh, thịnh vượng trong khu vực.
Cũng sau vụ thử hạt nhân lần thứ 3 của chính quyền Kim Jong-un, một số b́nh luận trên các phương tiện truyền thông Hàn Quốc kêu gọi sở hữu vũ khí hạt nhân để làm đối trọng. Tuyên bố đất nước có tiềm lực về kinh tế cũng như sở hữu những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, các nhà phân tích tin rằng đất nước họ có thể sở hữu vũ khí hạt nhân trong thời gian ngắn.
Ngay khi những phân tích trên được đăng tải, dư luận Hàn Quốc ngay lập tức ủng hộ mạnh mẽ tham vọng trên. Theo cuộc thăm ḍ được tiến hành bởi Viện Asia, một tổ chức độc lập có trụ sở tại Hàn Quốc, 66% người dân xứ sở kim chi ủng hộ việc phát triển vũ khí hạt nhân. Con số này tăng khá mạnh so với năm 2012, khi 50% người Hàn Quốc tin vào “chiếc ô hạt nhân” mà Mỹ sẽ dùng để bảo vệ Seoul trước các vụ tấn công của B́nh Nhưỡng.
Tuy nhiên, những hệ lụy khôn lường trước tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Seoul khiến nó chưa nhận được sự nhất chí hoàn toàn từ người dân. Trong trường hợp Seoul sở hữu vũ khí nguyên tử, hiệp ước "Không phổ biến vũ khí hạt nhân" trong khu vực sẽ hoàn toàn sụp đổ.
“Nếu Hàn Quốc được phép chạy đua hạt nhân, không ǵ có thể ngăn cản Nhật Bản và Đài Loan tham vọng sở hữu vũ khí hủy diệt. Khi đó, một hiệu ứng domino sẽ nhanh chóng lan khắp khu vực, biến nơi đây thành quả bom nguyên tử hẹn giờ, đe dọa ḥa b́nh thế giới cũng như sự tồn vong của trái đất”, Giáo sư Đại học Quốc pḥng Quốc gia Hàn Quốc Han Yong-sup nhận định.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng tin rằng, Trung Quốc , đồng minh thân cận của Triều Tiên đồng thời là nền kinh tế, quốc pḥng lớn nhất khu vực, sẽ không bao giờ để tham vọng hạt nhân của Seoul trở thành hiện thực. Không chỉ ảnh hưởng tới mối quan hệ “Trung – Mỹ”, việc Seoul sở hữu vũ khí hạt nhân khiến vị thế “độc tôn” của Bắc Kinh trong khu vực trở nên lung lay.
Trên thực tế, Trung Quốc cũng không đồng thuận hoàn toàn với tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân của B́nh Nhưỡng. Trong diễn biến mới nhất, chính Bắc Kinh, một trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng đă kư thông qua lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn nhằm vào B́nh Nhưỡng sau vụ thử hạt nhân lần 3 của chính quyền Kim Jong-un.
Tuy phần lớn người dân Hàn Quốc được hỏi đều ủng hộ sở hữu vũ khí nguyên tử nhưng đứng trước bối cảnh phức tạp ở khu vực Đông Bắc Á, Seoul khó ḷng đạt được tham vọng. Thậm chí, nếu tham vọng hạt nhân trở thành hiện thực, nó sẽ không thể giúp người dân Hàn Quốc yên ổn mà là điều hoàn toàn ngược lại.
Trịnh Duy
Theo Infonet