Neil Fraser, một kĩ sư của Google, đă trải qua mọi cấp độ từ ngạc nhiên đến bất ngờ khi quan sát khả năng tin học của học sinh các cấp.
Neil Fraser, một kĩ sư của Google, vừa thực hiện một loạt chuyến thăm các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Việt Nam nhằm t́m hiểu cách thức giảng dạy môn Tin học ở nước ta. Kĩ sư của "gă khổng lồ t́m kiếm" tỏ ra bất ngờ khi quan sát những ǵ mà học sinh tại các trường này được giảng dạy.
Hướng dẫn bảo quản đĩa mềm có trong sách của học sinh lớp 2.
Neil Fraser viết trên blog rằng khi đến thăm trường tiểu học Bế Văn Đàn (quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng), ông thấy môn Tin học bắt đầu giảng dạy ở đây từ lớp 2. Học sinh được học từ những thứ cơ bản nhất, bao gồm cả cả cách bảo quản đĩa mềm 5,25 inch. Đến năm lớp 3, Microsoft Windows bắt đầu được đưa vào chương tŕnh giảng dạy, bao gồm cả Word, và việc toàn bộ phần mềm được hiển thị là tiếng Anh được Neil Fraser cho rằng sẽ tăng độ khó cho việc tiếp nhận của học sinh tại độ tuổi này.
Khi vào lớp 4, các em bắt đầu được học ngôn ngữ lập tŕnh Logo, ban đầu là các lệnh rồi đến xử lí các ṿng lặp (loop). Đến lớp 5, chúng bắt đầu phải học cách viết các đoạn mă tạo ṿng lặp. Ông Neil cho biết ngay cả đối với một số học sinh lớp 11 và 12 tại trường chuyên về công nghệ thông tin tại Mỹ là Galileo Academy, số người hiểu được ṿng lặp và các điều kiện liên quan cũng không phải nhiều.
Ông Neil Fraser và các em học sinh lớp 5.
Việc các em học sinh tiểu học Việt Nam làm được khiến kĩ sư của Google vô cùng ấn tượng và buộc ông phải hỏi ngay xem ḿnh có thể giúp được ǵ để giúp đỡ trường. Câu trả lời của trường học sau đó lại khiến ông tiếp tục bất ngờ, đó là việc thiếu phần mềm để giảng dạy. Kết quả là ông Neil đă dành ra thời gian để viết ra một bộ phần mềm có tên Blockly Maze để giúp cho giáo viên trong trường giảng dạy về ṿng lặp và các điều kiện. Phần mềm này phải đưa vào đĩa CD bởi nhà trường không có kết nối Internet ổn định.
Quang cảnh lớp Tin học tại trường Bế Văn Đàn.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn chưa dừng ở đó. Do chỉ có một giáo viên giảng dạy Tin học nên một nửa trường vẫn chưa được học môn này. Khi biết lương tháng của giáo viên dạy bộ môn là 100 USD một tháng (khoảng 2 triệu), vị kĩ sư của Google đă quyết định quyên góp luôn 1.200 USD để trả lương và thuê thêm cho trường một giáo viên dạy Tin học thứ hai vào năm tới.
Bài giảng dành cho học sinh lớp 5.
Chuyến thăm trường tiểu học Bế Văn Đàn đă khiến cho Neil Fraser đặt ra câu hỏi "Nếu học sinh lớp 5 tại Việt Nam có thể làm được một việc tương đương với học sinh lớp 11 tại Mỹ th́ liệu lớp 11 ở đây sẽ thế nào?". Ông đă lẳng lặng bước vào một lớp học tin học dành cho lớp 11 và đọc được một bài toán có nội dung như sau:
Nội dung bài toán.
Khi trở lại Mỹ, ông Neil đă nhờ một kĩ sư cao cấp của Google đánh giá xem liệu bài toán này sẽ được xếp hạng thế nào trong bộ câu hỏi phỏng vấn của hăng t́m kiếm. Không cần biết nguồn gốc, người kĩ sư cao cấp cho biết ngay rằng bài toán này sẽ được xếp vào trong top 1/3 câu khó nhất. Để giải câu đố này, lớp học mà ông Neil tới thăm ở Việt Nam chỉ có 45 phút để giải chúng trên ngôn ngữ lập tŕnh Pascal. Hầu hết học sinh trong lớp đều giải được đúng thời gian cho phép trong khi một số khác cần thêm khoảng 5 phút để hoàn thành.
Neil Fraser có viết: "Tôi đă quay trở lại lớp học tại trường trung học phổ thông đó để t́m mọi cách giúp đỡ. Kết quả là thay v́ đưa ra các kinh nghiệm của ḿnh cho nhà trường, họ lại cho tôi học hỏi được nhiều thứ. Họ cho tôi thấy Tin học được giảng dạy từ rất sớm và nhà trường hết sức tạo điều kiện cho những em có niềm đam mê với bộ môn này".
Kĩ sư Google, Neil Fraser (thứ ba từ trái sang), cùng các thầy cô tại trường Bế Văn Đàn.
Kĩ sư của Google c̣n so sánh sự khác nhau giữa hai nền giáo dục Mỹ và Việt Nam. Khi nói về cách thức giảng dạy bộ môn Tin học ở Mỹ, Neil Fraser cho biết ban giám hiệu các trường tại đây thường cố t́m cách đẩy môn này ra khỏi các bộ môn được giảng dạy bởi họ nghĩ nó làm mất thời gian của học sinh đối với các môn chính như tiếng Anh hay Toán. Hơn nữa, điểm của học sinh lại được quyết định bởi các môn chính nên những môn "phụ" như Tin học là mối đe doạ.
Ngoài ra, các giáo viên cũng thường từ chối dạy Tin học bởi họ không hoàn toàn hiểu về nó. Thay v́ dạy đầy đủ các môn liên quan th́ họ chỉ chọn những thứ như gơ văn bản hay dựng website. Phụ huynh tại Mỹ cũng tỏ ra phản đối các lớp dạy Tin học bởi điểm số môn này không có lợi ích ǵ cho bảng điểm chính của con cái họ, thậm chí thay v́ hiểu rằng con ḿnh đang viết game th́ họ nghĩ chúng đang chơi game. Về phía học sinh ở Mỹ, các bạn ấy cũng không muốn tham gia các lớp Tin học v́ sợ người khác gọi ḿnh là "đồ mọt sách".
Theo Neil Fraser, những điều này ở Việt Nam lại hoàn toàn trái ngược. Vị kĩ sư của Google cho biết: "Các trường học, giáo viên, phụ huynh và học sinh tại Việt Nam tỏ ra hứng thú (với Tin học) hơn cả ở Mỹ. Tôi chỉ mất chưa đầy 10 phút để giới thiệu phần mềm Blockly Maze cho giáo viên của trường Bế Văn Đàn. Học sinh của cô ấy đều được dùng phần mềm này chỉ trong ṿng một tiết, trong đó đa phần các em đều vượt qua 9 cấp độ đầu tiên. Chúng c̣n muốn nhiều hơn thế nữa".
Theo VnExpress