R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Choáng với học sinh lớp 3 lập facebook để... yêu
Nhiều ông bố, bà mẹ đă U50, U60 nhưng vẫn đang loay hoay vào các mạng xă hội và Facebook để t́m cách cứu con... bởi lư do chúng đă "nghiện nặng" mạng xă hội không thể tập trung vào việc học.
Quên ăn, quên ngủ v́ "nghiện" Facebook, nhiều bạn trẻ đă trở nên lệ thuộc vào cuộc sống "ảo". Phụ huynh nh́n thấy con chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Facebook hiện nay như là "chất nghiện" khiến con cái của họ không thể dứt ra được. V́ không thể cấm con, nên họ đành phải chấp nhận thực tế để lũ trẻ check -in (đăng lên tường Facebook là ḿnh đang ở đâu) hàng ngày và ḿnh th́ "ṃ mẫm" vào các diễn đàn để t́m cách hiểu con qua h́nh thức online.
Lớp 3 đă lập facebook để... yêu
Trong một lần đi họp phụ huynh cho con, chị Mai Anh (phố Trần Quư Cáp, Đống Đa, Hà Nội) mới tá hỏa v́ được cô giáo thông báo, cô con gái cưng đang học lớp 7 của ḿnh đang yêu một bạn trai cùng lớp, thường xuyên đăng ảnh lên Facebook để khoe, cùng với những lời lẽ rất "thân mật" như xưng với nhau bằng ngôn ngữ rất x́-tin: "ck - vk" (chồng, vợ- PV), rủ nhau đi xem phim, mua sắm mà bỏ cả giờ học... Chị Mai Anh cho biết, cứ tưởng con không ham mê game, không vào các website "đen" là yên tâm cho con vào các trang mạng xă hội, ai ngờ sự thể lại nghiêm trọng thế này.
Cũng lo lắng cho cô con gái đang học lớp 9 của ḿnh, chị Linh An, ở phố Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: "Qua báo chí, tôi được biết t́nh trạng bạo lực học đường đang gia tăng, hơn nữa cảnh khoe hàng, chửi thầy cô cũng làm nhiều phụ huynh đau đầu. Về kiểm tra con gái ḿnh trên Facebook, tôi không khỏi giật ḿnh, bởi trên mạng ảo, cháu trở thành một người khác hẳn, ăn nói "bặm trợn", chửi thề, vào các trang có h́nh ảnh bạo lực... Cháu c̣n kết bạn với nhiều người lạ, nhiều fan cuồng rồi rủ nhau ra cả sân bay Nội Bài để đón thần tượng. Sợ quá, tôi cũng phải lập Facebook để... kiểm soát cháu, nhưng nó biết tôi Add nick Facebook (kết bạn) nên bấm "lệnh" từ chối, v́ sợ mẹ biết hết những bí mật của ḿnh...".
| Nhiều phụ huynh "tập" vào facebook để quản lư con ḿnh. |
Một bác sĩ tâm lư cho biết, hiện nay việc "cuồng" Facebook của giới trẻ như một căn bệnh có chất gây nghiện, một ngày không vào được Facebbook là bọn trẻ không chịu được. Cá biệt, có em đang học lớp 3 trường tiểu học Đặng Trần Côn, Hà Nội cũng thường xuyên vào Facebook để... "yêu", dùng những ngôn ngữ rất "người lớn" để thể hiện t́nh cảm của ḿnh. Bố cô bé phải đưa đến bác sĩ tâm lư để "cải thiện t́nh h́nh", nhà đă cắt mạng, nhưng thỉnh thoảng, cô bé vẫn lén lút vào mạng bằng điện thoại của bố... Chính v́ việc này mà bố mẹ cô bé thường xuyên căi nhau v́... không ai nhận trách nhiệm đă chiều chuộng và làm hư cô con gái cưng.
"Sốc" với t́nh trạng của con, nhiều phụ huynh đă phải "ṃ mẫm" vào Facebook nhằm kiểm soát t́nh trạng của con ḿnh. Anh Vũ Đức Thiện, công ty Xây dựng Đại La, Hà Nội chia sẻ, đă U50 rồi nhưng hàng ngày anh vẫn vào Facebook để xem t́nh h́nh của con. Biết con sẽ không đồng ư khi bị bố kiểm soát Facebook, anh Thiện đă nhờ cậu sinh viên mới ra trường cùng công ty lập cho một cái nick "ảo" để kết bạn. Nhờ tên nick khá trẻ trung, anh Thiện đă được con "đồng ư" kết bạn. "Hàng ngày, tôi vào mạng xă hội để xem con bày tỏ trạng thái, suy nghĩ ǵ c̣n biết cách... điều chỉnh. "Lứa tuổi mới lớn suy nghĩ c̣n nông nổi nên cần bố mẹ ở bên để bảo ban, uốn nắn", anh Thiện nói.
Anh Thiện cho biết, một lần anh suưt bị "lộ" khi cô con gái đăng trên Facebook là sinh nhật muốn bố mua cho một đôi giày kiểu Hàn Quốc và sau đó anh đă phải nhờ cô bạn đồng nghiệp lên khu vực trường đại học Y - nơi bán nhiều đồ cho học sinh, sinh viên mua để tặng con. Khi nhận quà, cô bé "tra khảo" bố là v́ sao bố lại biết con thích đôi giày này, bố có biết Facebook của con không, anh Thiện đành phải nói rằng do sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng cô bé vẫn con rất lăn tăn về chuyện: Không biết ḿnh có kết bạn "nhầm" với bố trên ... Facebook không?
Nhập viện v́... mạng xă hội
Cô Phi Yến, giáo viên trường THCS Việt Nam - Angieri, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "100% học sinh lớp 9 của tôi có tài khoản của Facebook, các em sử dụng trang này để liên lạc với nhau hàng ngày, hàng giờ. Có em đang trong giờ học cũng vào Facebook để "chém gió"... Nhiều em cho biết, có việc ǵ cần mọi người lại "hẹn ḥ" nhau trên mạng xă hội là cả lớp có mặt đông đủ. Tuy nhiên, mặt trái của việc lạm dụng này cũng làm nhiều phụ huynh đau đầu".
Vũ Tùng Điệp, học sinh trường PTTH Phan Đ́nh Phùng, Hà Nội cho biết: "Facebook (Fb) có sự kết nối đặc biệt nên ai cũng thích, hầu hết mọi "động tĩnh" của các cá nhân đều được các thành viên khác trên Fb biết đến ngay lập tức nên giới trẻ rất thích chat bằng comment (b́nh luận). Các tâm sự ngắn, bài b́nh luận dài, web link, video, chùm ảnh đẩy lên Fb được chia sẻ trực tiếp tới tất cả những ai đă kết nối trong hệ thống bạn bè một cách chủ động chứ không thụ động như những mạng trước đây, nên những người nằm trong danh sách bạn bè luôn biết đến tâm sự, hoàn cảnh, trạng thái của nhau. Tuy nhiên, nhiều bạn đă đi "quá đà" khi nghiện ngập Fb, như không vào mạng xă hội này th́ người khó chịu, bứt rứt, trước khi học bài cũng phải "lướt" qua Fb xem có ǵ "hot" không rồi mới học được...".
Các chuyên gia về máy tính cho biết, sở dĩ Fb trở nên phổ biến như vậy bởi cho phép người dùng tạo ra các profile riêng, bao gồm ảnh, sở thích cá nhân, gửi tin nhắn - email, tham gia vào nhóm nói chuyện và chia sẻ thông tin với nhau rất thông minh. Chính v́ vậy mà Fb ngày càng có sức hút mănh liệt với giới trẻ. Nhưng cũng chính những cái mới mẻ và thú vị trên Fb đă khiến nhiều bạn trẻ mê mệt trong thế giới ảo mà chểnh mảng ăn uống, sao nhăng học hành và bỏ bê công việc. Không kể là sáng, trưa, chiều, tối, hễ có thời gian rỗi là các em lại vào Fb để kiểm tra tin nhắn, ghé thăm "nhà" của mọi người để cập nhật thông tin mới. Thậm chí, nhiều em đă phải đi điều trị tâm lư v́ quá "nghiện" mạng xă hội...
Bác sĩ Tiến Dũng, bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho biết, nhiều gia đ́nh đă phải đưa con em của ḿnh đến bệnh viện để điều trị tâm lư v́ vào mạng xă hội nhiều khiến các em bị chi phối cảm xúc, có em v́ "nghiện" Internet quá nên đă bị bị loạn thần, phải điều trị ở bệnh viện một thời gian mới khỏi. Nhiều ông bố bà mẹ thấy con ḿnh nghịch ngợm, suốt ngày ngồi trên mạng, liền "đổ tội" cho nhau rằng không biết cách dạy dỗ, tuy nhiên đi khám mới biết là con ḿnh mắc chứng "tăng động, giảm chú ư" một biểu hiện tâm lư của trẻ mới lớn.
Chúng tôi gặp chị Minh, ở khu đô thị Văn Quán, Hà Đông đang chờ khám bệnh cho con ở bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương v́ mắc chứng tăng động, giảm chú ư. Chị Minh cho biết: "Trẻ con hiếu động là chuyện b́nh thường, nếu nó ngồi im một chỗ th́ mới đáng lo. Tuy nhiên, con chị lại nghịch ngợm thái quá, hầu như bố mẹ nói nhưng cậu bé không nghe lời. Nếu không nghịch ngoài đường th́ nó ngồi ĺ cả ngày để chơi game, vào Facebook quên cả giờ ăn cơm, khiến cả nhà lo lắng. Vào đây tôi mới biết, "nghiện" mạng cũng là một biểu hiện của bệnh về tâm lư...".
Cũng theo cô Phi Yến, nhiều phụ huynh thấy con ḿnh "nghiện" Facebook đành đến nhờ cô giáo khuyên bảo để con ḿnh chăm chỉ học hành, không sa đà vào các mạng xă hội. Tuy nhiên, cô Yến cho biết: "Thay v́ khuyên phụ huynh cấm đoán con, theo quan điểm của tôi, bố mẹ hăy trở thành bạn của con để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của tuổi mới lớn. Nhiều người đă khá thành công khi đóng vai người bạn "ảo" của con". Cô Yến bật mí: "Ngay bản thân tôi cũng có con đang học lớp 10, để trở thành bạn "ảo" của con, tôi đă phải mất rất nhiều thời gian để t́m hiểu Facbook, ngôn ngữ x́-tin, cập nhật các câu chuyện âm nhạc, điện ảnh của Hàn Quốc, Nhật... để "tám" cùng con và đám bạn của nó. Nhiều lúc thấy các cháu sao nhăng việc học, muốn đi chơi, thậm chí định rủ nhau trốn bố mẹ vào tận Sài G̣n để gặp thần tượng, tôi phải đóng vai một người "bạn tốt" khuyên nhủ các cháu, để các cháu không chạy "lệch hướng"...”.
Học cách trở thành bạn của con
Theo bác sĩ Tiến Dũng, làm cha mẹ ở thời điểm có con ở tuổi "ô mai" này cực kỳ vất vả, ngoài việc lo cho các cháu ăn học đầy đủ, nhiều cha mẹ con đang "học" cách để trở thành bạn của con. Bởi vậy ngoài việc "đóng vai" thành công, nhiều ông bố, bà mẹ cũng nên kiên tŕ để đưa con cái từ mạng ảo trở về với cuộc đời thực. Việc hạn chế giờ giấc, quản lư sát sao cũng là một biện pháp tốt để phụ huynh giữ cho con trẻ không bị thế giới “ảo” chi phối.
|
Theo Nguoiduatin.vn
|