Ẩn khuất dưới bóng những ḥn đảo thiên h́nh vạn trạng của kỳ quan thiên nhiên Hạ Long là một làng chài nhỏ bé, nơi trú ngụ bao đời của những cư dân “du mục” trên biển. Vông Viêng, chỉ với cái tên lạ lẫm và huyền bí ấy đă gợi cảm biết bao cho những dấu giày du lăng…

Bên trong “cổng làng” Thiên tạo này là làng chài “du mục” Vông Viêng.
Học đ̣i Lưu Nguyễn
Ngày xưa Lưu Nguyễn lạc lối tới Đào Nguyên, c̣n chúng tôi cũng học đ̣i Lưu Nguyễn lạc tới... Vông Viêng. Chiếc canô rẽ sóng đưa tôi đến làng chài trong một buổi sáng mù sương. Đó là một “thế giới bị mất” chỉ cách Băi Cháy khoảng 30km, khoảng nửa giờ canô. Làng trên biển nhưng có cổng hẳn hoi, một cái “cổng làng” có lẽ không nơi nào trên thế giới có được. V́ đó là một ṿm đá khổng lồ tuyệt đẹp được thiên nhiên đẽo tạc như để chào đón những “Lưu Nguyễn đời mới” nhập thiên thai…
Thấp thoáng sau cổng làng là một vùng nước biển xanh ngắt phẳng lặng như mặt hồ. Một đời sống như ngừng lặng, êm đềm trôi. Trên mặt nước, những cô “thôn nữ” xinh đẹp buông nhẹ mái chèo đưa những đoàn du khách từ phương xa lăng đăng ngắm nh́n ḥn đảo xinh xinh như những non bộ. Nhà cửa trong làng mọc theo các ŕa đảo, cũng nhỏ bé, xinh xắn, trông như những mô h́nh trên một sa bàn nào đó chứ không phải những ngôi nhà thực thụ.
Điều sinh động duy nhất trong cuộc sống lặng lờ nơi đây chính là những “tiên đồng” nghịch ngợm đùa chơi trên những chiếc tam bản. Chúng thành thạo với biển nước, với mái chèo c̣n hơn trẻ con đất liền quen với bàn đạp của những chiếc xe đạp.
Một chuyến ra khơi
Đưa chúng tôi đi trải nghiệm phần nào đời sống của các cư dân “du mục” trên biển là một gia đ́nh ngư dân cố cựu nơi đây. Như công việc thường ngày, trên chiếc thuyền đánh cá nhỏ bé là cả một gia đ́nh với đầy đủ vợ chồng con cái. Chỉ cầm lái ra khỏi vịnh làng, ngư dân Dương Văn Thanh đă đưa cần lái cho cậu con của ḿnh. Cu cậu chỉ mới mười tuổi đầu nhưng đă có nét chững chạc, già dặn của một đứa trẻ sớm trải nghiệm với công việc kiếm sống của gia đ́nh, sớm quen với những sóng gió của biển cả.

Nay làng chài này đă được tổ chức dạng du lịch homestay mộc mạc và dân dă.
Chọn một góc êm của biển, cả nhà ngư dân ấy thả một mẻ lưới. Khi lưới đă ổn định, họ cho thuyền chạy đảo vài ṿng quanh lưới. Trên thuyền, cả ba ra sức dùng những cặp gậy gỗ gơ xuống mạn thuyền. Tiếng gơ dồn dập của cả ba nghe như một điệu trống trận. Hoàng, cậu bé “thuyền trưởng”, thỉnh thoảng c̣n dùng một cây sào dài để đập xuống nước, làm cho cá hoảng sợ chạy rúc vào mành lưới. Cách đánh bắt hoang dă đậm chất “thổ dân” này có lẽ đă tồn tại hàng trăm năm nay.
Một mẻ lưới không quá đầy cá nhưng cũng đem lại sự phấn khích cho những du khách phương xa như chúng tôi. Cùng thả lưới, cùng gơ gậy xua cá, cùng thu hoạch và sau đó là một bữa cơm ngon lành với những đặc sản “chiến lợi phẩm” từ một chuyến đánh bắt theo phương cách cổ truyền, mấy ai lại không mê?
Cư dân du mục
Chúng tôi mang cá đánh bắt được về ngôi nhà bè của ông Thanh để cùng thưởng thức. Nhà gần như vuông vức, với mỗi bề chưa đến 4m. Nhưng đó là nơi ở của sáu nhân khẩu, gồm hai vợ chồng ông và bốn đứa con. Hoàng là đứa con út của họ. Như mọi đứa trẻ ở làng chài Vông Viêng này, lúc chỉ mới hai tuổi, cậu đă thả câu bắt cá. Cậu bé sớm nối nghiệp cha, vừa đi học vừa là một ngư phủ chính hiệu. Ông Thanh có một cô con gái nằm trong nhóm những thiếu nữ của làng chuyên việc đưa đ̣ cho khách tham quan.
Những cư dân của làng như ông Thanh trước kia sống đời “du mục” trên biển. Hàng trăm năm trước khi “định cư” ở làng Vông Viêng này, họ sống rày đây mai đó, lang thang đánh bắt trên biển. Chỉ khi một nhóm các doanh nhân nh́n ra cuộc sống độc đáo của họ là một tài nguyên du lịch, mới thuyết phục họ quy tụ về lập làng và bắt đầu thành lập một hợp tác xă du lịch vạn chài. Họ giúp tổ chức những tour du lịch homestay cho khách phương Tây t́m hiểu về cuộc sống của các “bộ lạc” trên biển này. Ăn cùng, ở cùng, đánh bắt và dự những lễ tục của làng chài. Tài nguyên biển dần cạn kiệt nên cả làng Vông Viêng có 72 hộ th́ đa số đều làm du lịch. Họ có cả nhà bè “văn hoá” khang trang, nơi có một trường học chỉ có hai lớp là mẫu giáo và tiểu học, một nơi tiếp khách du lịch và cả một pḥng triển lăm tranh nho nhỏ.
Sống ở nơi biệt lập này, t́nh làng nghĩa xóm của các cư dân thuộc vạn chài này mới thực sự đậm sâu. Cứ sáu nhà chung nhau một máy phát điện. Nhà cửa cứ khoảng hai năm phải thay phao, sáu năm phải làm mới lại hoàn toàn. Tuy ẩn náu dưới những ḥn đảo, nhưng họ luôn phải dè chừng những cơn băo. Mỗi khi có tin băo lớn, họ lại phải giúp nhau ràng rịt lại nhà cửa để những cơn lốc xoáy không cuốn phăng mái nhà…
Và như một “quy luật”, nơi nào mà khách Tây đă “chấm” ắt hẳn là nơi đó phải có cái ǵ đó độc đáo. Làng chài Vông Viêng với đời sống mộc mạc, dân dă của ḿnh, có thể được xem là một kỳ quan nhân tạo nho nhỏ dưới bóng những kỳ quan thiên nhiên…
(Theo SGTT)