Sau một tai nạn, chị Nguyễn Thị D. mắc chứng bệnh "lạ", hai hàm răng của chị bị dính chặt, không thể há miệng. Gần 30 năm, chị không thể ăn uống như người b́nh thường mà chỉ có thể ăn sữa, nước cháo...
Ngày 28/3, Khoa Phẫu thuật tạo h́nh - hàm mặt (BV Việt Nam- Cu Ba) đă tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân 30 năm không thể há miệng do chấn thương. Đó là bệnh nhân Nguyễn Thị D., 46 tuổi, quê huyện Mê Linh (TP Hà Nội).
Hàm răng bệnh nhân bị khít chặt suốt 30 năm. Ảnh: Song Ngọc
Trước khi đến BV Việt Nam – Cu Ba, chị D đă trải qua những ngày tháng sống không ra sống bởi không thể ăn uống như một người b́nh thường. Không một hạt cơm, không một miếng thịt bởi hai hàm răng chị bị dính chặt, không thể há miệng ra được. Thức ăn của chị chỉ là nước cháo loăng, sữa. “Đến cháo, sữa cũng ăn cũng không dễ dàng ǵ, cứ phải dùng th́a múc từng tí một, đổ bên ngoài hàm răng dính chặt để nước lọt qua kẽ răng, chảy vào, hoặc say nhuyễn, nấu loăng dùng ống hút để hút”, chị Nguyễn Thị Vân kể về nỗi khổ mà em gái ḿnh phải chịu đựng suốt gần 30 năm qua.
Năm 16 tuổi, chị D trèo cây bị ngă đập vào thành giếng. Cú va chạm mạnh đă khiến chị bị găy hai bên hàm. Tuy nhiên, chị D lại không bị đau nhiều nên chỉ bôi mật gấu tự chữa. Tuy nhiên, dù không đau đớn nhưng bệnh nhân khó há miệng và dần bị dính cứng hai hàm răng với nhau.
Ngày đó, gia đ́nh chỉ bôi mật gấu và không thấy bệnh nhân D. đau nên không đi khám thêm. Sau đó, di chứng của tai nạn này khiến thấy bệnh nhân D. không thể mở được miệng cho tới tận ngày hôm nay.
Ca phẫu thuật tách hàm cho người bệnh kéo dài đến 8 tiếng đồng hồ. Ảnh: Song Ngọc.
BS Nguyễn Thanh Thái, trưởng khoa Phẫu thuật tạo h́nh - hàm mặt (BV Việt Nam- Cu Ba) cho biết, bệnh nhân được gia đ́nh đưa đến viện khám sau một lần t́nh cờ đọc được thông tin về căn bệnh “không há miệng được”. Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân bị chứng khít hàm sau chấn thương. Bệnh nhân D. bị chứng “Phần quay xương hàm để giúp mở miệng bị dính chặt sau chấn thương khiến bệnh nhân không thể mở miệng”, BS Thái cho biết.
V́ thế, các bác sĩ quyết định tiến hành phẫu thuật bóc tách, tạo củ quay để mở hàm cho bệnh nhân. Để thực hiện được, các bác sĩ sẽ tiến hành thay xương hàm bằng nẹp sinh học, lấy phần mỏm vẹt (góc trong của hàm dưới) tạo h́nh tại chỗ. Chiếc nẹp sinh học này sẽ được phần xương hàm c̣n lại bao phủ dần trong quá tŕnh liền vết thương, nẹp sinh học sẽ tương thích với cơ thể.
Để thực hiện được ca phẫu thuật, kíp mổ đă phải trải qua nhiều khó khăn, nhất là khâu gây mê. Nguyên nhân là v́ bệnh bệnh nhân không thể há được miệng nên các bác sĩ phải gây mê “ṃ”. Hơn nữa, khi phẫu thuật phải đi ngầm từ góc hàm đi lên vào vùng mang tai, đây là vùng có rất nhiều dây thần kinh mạch, nguy cơ gây liệt mặt và tử vong rất cao. Kíp mổ trải qua 8 tiếng phẫu thuật để tách phần hàm đă dính chặt 30 năm.
Bác sĩ Thái cho biết, sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể há miệng được khoảng vài cm, nhưng người bệnh cũng cần phải kiên tŕ luyện tập phục hồi chức năng với các động tác miệng.
Hồng Hải