Đối với hầu hết người phương Tây, ư tưởng trả tiền để ai đó đưa những cái nhíp nhỏ vào tai họ luôn gây cảm giác sợ hăi. Nhưng với người Việt Nam, đó là cả một nghệ thuật.
Lấy ráy tai nghe có vẻ giống như bị tra tấn nhưng trên thực tế không phải vậy và nhiều nam giới hàng ngày vẫn tới các cửa hàng để tận hưởng cái thú thư giăn này. Đó là một phần văn hóa của Việt Nam. Dịch vụ lấy ráy tai thường xuất hiện tại các hiệu cắt tóc, nơi các quư ông có thể thư giăn với dịch vụ gội đầu, cạo râu và mát xa mặt trong những buổi chiều hè nóng nực, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Một nhân viên đang lấy ráy tai cho khách tại cửa hiệu Binh 101 ở Sài G̣n.
Nhiều người Mỹ gốc Việt đă tới thẳng các hiệu cắt tóc sau khi đặt chân xuống sân bay Tây Sơn Nhất sau một chuyến bay dài.
“Lấy ráy tai mang lại cho tôi sự thư giăn”, Nguyen Tuong Tam, một Việt kiều Mỹ sống tại Thung lũng Silicon, người luôn đi thẳng tới tiệm hớt tóc sau mỗi lần trở lại Sài G̣n, nói.
Tam ví lấy ráy tai như một “liều thuốc tốt” giống chuyện chăn gối vậy. Trên thực tế, những người nghiện lấy ráy tai thường không giấu giếm cảm giác thích thú.
Có một điểm gần màng tai mà khi chạm vào có thể gây cảm giác nhoi nhói nhẹ. “Có người cảm thấy thích thú nhưng cũng có người lại thấy sợ hăi”, Nguyen Thi Le Hang, nhân viên lấy ráy tai 26 tuổi, nói.
Giáo sư Todd Dray, bác sĩ phẫu thuật tai, mũi, họng tại trung tâm y tế Kaiser Permanente ở Santa Clara, California, cho biết trên thực tế, tai có một điểm G. “Da bên trong tai siêu mỏng nên rất nhạy cảm và có nhiều dây thần kinh hội tụ trong tai”.
Giống như dịch vụ gội đầu tại Việt Nam, vốn không chỉ là gội đầu, mà c̣n là mát xa đầu, mát xa vai và rửa mặt, lấy ráy tai cũng không chỉ là làm sạch tai. Những người yêu thích lấy ráy tai cho hay nó c̣n giúp giảm những căng thẳng của cuộc sống nơi đô thị nhộn nhịp và ô nhiễm tiếng c̣i xe.
Mặc dù lấy ráy tai thường phổ biến với nam giới nhưng một số phụ nữ cũng thích dịch vụ này.
“Lần đầu tiên mọi người đều sợ sệt nhưng sau đó lại thích”, Katie Dang, một ca sĩ trẻ thường đi lại giữa Mỹ và Sài G̣n, cho biết. “Các nam giới rất khéo trong chuyện lấy ráy tai nhưng phụ nữ c̣n khéo hơn. Họ có đôi tay ma thuật”.
Nghề lấy ráy tai đă có từ lâu tại Việt Nam và các quốc gia châu Á khác. Một số cửa hiệu cắt tóc của người Việt tại thành phố San Jose, California cũng có dịch vụ này. Nhưng vài năm gần đây, những người hành nghề lấy ráy tai tại Việt Nam đă nâng kỹ thuật lấy ráy tai đơn thuần thành một h́nh thức mát xa, ông Hien Nhan, một Việt kiều Mỹ từng sinh sống tại California và hiện đang sở hữu Lido Spa ở Sài G̣n, cho biết.
Những người làm dịch vụ này khá đa dạng, từ một thợ cắt tóc với chiếc ghế đặt cạnh một đường phố bận rộn cho tới những hiệu cắt tóc máy lạnh với vài nhân viên lấy ráy tai chuyên nghiệp và các cửa hiệu nơi có các nhân viên mặc đồng phục quyến rũ. Một lần lấy ráy tai và cạo râu có giá khoảng 2 USD (tương đương 40.000 VND), chưa kể tiền boa.
Khách hàng thường được mời trà hoặc cà phê trước khi bắt đầu. Sau đó, họ nằm xuống ghế, nghiêng đầu sang một bên. Nhân viên lấy ráy tai, thường là một phụ nữ trẻ đeo đèn trên đầu, bắt đầu các công đoạn nhẹ nhàng.
“Một số người thích nhẹ nhàng nhưng có người lại thích đau. Nó giống như mát xa vậy”, ông Nhan cho biết.
Quá tŕnh vệ sinh tai và lấy ráy liên quan tới 7 dụng cụ, trong đó có một lưỡi dao siêu nhỏ để loại bỏ lông ngoài ŕa tai, một dụng cụ để lấy ráy, các đồ để làm sạch tai và một dụng cụ có một viên bông nhỏ trên đầu để đưa vào nhằm mát xa tai. Toàn bộ quá tŕnh lấy ráy tai nhẹ nhàng tới nỗi khách hàng có thể ngủ thiếp đi.
Kỹ thuật lấy ráy tai tương đối dễ học, thường những người học việc chỉ mất khoảng một tuần là có thể làm được. Tuy nhiên, để thuần thục kỹ năng này cần tới nhiều tháng.
Các nhân viên lấy ráy tai thường khéo léo và ăn nói ngọt ngào - một lư do mà các nam giới không muốn bạn gái hoặc các bà vợ biết họ đi lấy ráy tai. Một số nhân viên đôi khi bông đùa những lời tán tỉnh với khách hàng. Đă có những câu chuyện khách hàng bỏ vợ v́ các nữ nhân viên và thú lấy ráy tai ngay tại nhà.
Nhưng tất cả điều thú vị này có thể mang lại hậu quả ngoài mong muốn.
Tiến sĩ Dray cảnh báo về chuyện lấy ráy tai không an toàn. Nếu các dụng cụ được tái sử dụng mà không qua khử trùng - vốn phổ biến tại nhiều cửa hàng, khách hàng có thể bị nhiễm nhiều loại vi rút, thậm chí là vi rút viêm gan B, mặc dù trường hợp này là tương đối hiếm.
Cũng theo ông Dray, việc lấy ráy tai quá thường xuyên có thể khiến tai bị khô và ngứa. Và nếu làm không đúng cách, lấy ráy tai có thể khiến ráy bị đẩy sâu vào trong tai, gây viêm tai.
“Nó giống như là hút thuốc hay uống bia vậy”, Truong Phung, một khách hàng 44 tuổi thường tới hiệu hớt tóc để lấy ráy tay khoảng 2 tuần một lần, cho biết. “Một số người bạn của tôi nói dịch vụ này không an toàn nhưng tôi vẫn tới đây. Họ không có giấy phép hay bảo hiểm ǵ. Nếu có chuyện rủi ro xảy ra, không biết họ sẽ làm ǵ”.
Tuy nhiên, ông Dray cho rằng các nguy cơ từ việc lấy ráy tai có thể được giảm rất nhiều với các biện pháp pḥng ngừa đơn giản.
“Sẽ không vấn đề ǵ nếu mang các dụng cụ của bạn đi và có một nhân viên giỏi”, ông Dray nói.
Theo DânTrí