(ĐVO) - Hiện nay, có thực tế để t́m gia đ́nh không phải Gia đ́nh văn hóa c̣n khó hơn t́m Gia đ́nh văn hóa, nhưng những vụ việc gia đ́nh đánh chửi nhau, côn đồ hành hung cả nhà… vẫn thường xuyên xảy ra.
Bói không ra "Gia đ́nh không văn hóa"!
Lâu nay, chúng ta đă xây dựng cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đi liền với cuộc vận động này là những danh hiệu Tổ dân phố văn hóa, gia đ́nh văn hóa, xă/phường văn hóa… Cuộc vận động này đă đi vào thực tế cuộc sống, hằng năm, hầu hết các địa phương đều báo cáo thành tích rất cao, con số trên 90% hộ gia đ́nh trên địa bàn đạt danh hiệu Gia đ́nh văn hóa đă trở nên phổ biến, xuất hiện thường xuyên trong các báo cáo hằng năm, với con số đó việc kiếm một gia đ́nh không được công nhận Gia đ́nh văn hóa trở nên khó khăn hơn.
Tổ dân phố văn hóa - h́nh ảnh thường thấy ở khắp mọi nơi.
Chúng tôi thử khảo sát một số tuyến phố ở quận Hà Đông (Hà Nội), các hộ gia đ́nh ở quận này được phân biệt với các quận khác rất đơn giản, chỉ cần tới khu vực nào có nhà gắn biển Gia đ́nh văn hóa ở cửa, tường rào là tới phạm vi quận Hà Đông.
Ở đầu các tuyến phố, con ngơ… đều có cổng chào phía trên là tấm biển với hàng chữ lớn “Tổ dân phố X, Y, Z… quyết tâm xây dựng và giữ vững tổ dân phố văn hóa”.
Tại Tổ dân phố số 5, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, tấm biển cỡ lớn được đặt ngay đầu đường Nguyễn Văn Trỗi, chỉ tính từ tấm biển này tới đi hết đoạn đường dài khoảng 100m, có 177 nhà, hầu hết các nhà đều có biển màu xanh đề chữ Gia đ́nh văn hóa, chỉ 5-6 nhà không có biển này. Hỏi một số hộ dân th́ được biết những nhà không có biển chủ yếu là đă cho thuê, chủ không sống ở đấy nữa.
Theo quan sát, có một nửa số nhà không có biển Gia đ́nh văn hóa là quán game, một vài nhà c̣n lại cửa đóng kín mít, khóa chặt, chúng tôi bấm chuông cửa nhưng không thấy người mở. “Giờ cậu hỏi tôi mới để ư, lâu nay tôi cứ tưởng nhà nào cũng có”, một bác xin được giấu tên chia sẻ. Theo bác, cách đây 3 năm thấy người ta tới gắn biển lên cửa nhà ḿnh nên cũng biết là nhà ḿnh được, chứ không mấy khi để ư tới.
Giờ những tấm biển xanh này đă bắt đầu hoen ố, bụi bám thành lớp, che mờ cả chữ Gia đ́nh văn hóa. Để thực hiện việc treo biển này, quận Hà Đông đă phải bỏ ra khoảng 3 tỷ đồng, treo biển cho gần 40.000 hộ gia đ́nh đạt tiêu chuẩn “Gia đ́nh văn hoá” trên địa bàn (chiếm hơn 90% các hộ gia đ́nh trong quận). Sau đó việc treo biển chỉ chấm dứt khi Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch có công văn yêu cầu địa phương không treo nữa. Rồi nó dần vào quên lăng, giờ đây khi biển hoen ố cũng không ai lau chùi.
Khu phố/tổ dân phố văn hóa, nhưng chỉ cách công chào cổng chào đi vào Tổ 5 hơn 100m bấy lâu nay h́nh thành một chợ cóc kinh doanh khá sầm uất, hàng quán ngồi chật kín vỉa hè, ḷng đường, tới giờ cao điểm giao thông qua đường này lại tắc nghẽn, rác thải vứt bừa băi, hôi hám…
Dù theo báo cào hằng năm, hầu như các địa phương đều giữ nguyên thành tích hoặc tăng Gia đ́nh văn hóa chứ không mấy nơi thấy báo cáo giảm. Nhưng những thông tin về trộm cắp, đánh chửi nhau, mâu thuẫn gia đ́nh, côn đồ xông vào nhà đánh gia chủ… xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông.
Văn hóa hay vô cảm?
Nói tới các vụ việc đánh, chửi nhau, phải kể tới phường Kim Mă, quận Ba Đ́nh, Hà Nội. V́ thời gian hơn nửa năm qua trên địa bàn phường này xảy ra hai vụ việc được cho là nghiêm trọng, rất đáng chú ư. Đầu tiên, ngày 7/9/2012, ông N.V.N (87 tuổi) vừa đi viện về bị các con cho nằm hè phố trước nhà số 11 Núi Trúc hơn nửa ngày.
Vụ thứ hai xảy ra ngày 27/1/2013, nhóm côn đồ hơn chục đối tượng đă lao thẳng vào nhà bà Nguyễn Thị Phúc (48 tuổi, số 8 ngơ 251, đường Kim Mă) hành hung cả nhà, trong đó có hai bà cụ trên 80 tuổi cũng bị đánh bầm dập, thâm tím người.
Những tấm biển Gia đ́nh văn hóa tại Hà Đông đang mờ dần theo thời gian v́ không được các gia đ́nh quan tâm lau chùi.
Nhận xét về trường hợp cụ N. bị các con để nằm vỉa hè, bà Nguyễn Thị Vượng, Phó Chủ tịch UBND phường Kim Mă cho biết, trước khi xảy ra vụ việc đó, gia đ́nh bà V.T.T.H. (con dâu cả cụ N., đứng chủ hộ khẩu nhà số 11 Núi Trúc) luôn được công nhận là Gia đ́nh văn hóa.
Bà Vượng giải thích, vụ việc đó xảy ra chủ yếu là do mấy cô con gái của ông cụ (hộ khẩu ở phường khác - PV), ông cụ th́ mấy chục năm không ở đây, hộ khẩu cũng ở nơi khác, chỉ có vợ ông ở đó. Giờ ông ốm th́ các cô con gái đem ông về đó để ép con dâu đưa ông vào nhà. Chứ không phải do cô con dâu gây ra, đấy là khách quan.
“Dù khách quan, nhưng vợ ông cụ vẫn ở đó mà không khuyên bảo được con cháu để xảy ra vụ việc, nên chúng tôi cũng phê b́nh gia đ́nh, năm vừa rồi chúng tôi cũng không để gia đ́nh bà H. là Gia đ́nh văn hóa nữa”, bà Vượng cho biết thêm.
Về phong trao xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bà Vượng cho hay, trong hơn 15 năm qua, tỷ lệ hộ đạt Gia đ́nh văn hóa của phường luôn chiếm trên 90%. Để đạt được kết quả đó, đầu năm phường tổ chức triển khai tới từng hộ dân, cuối năm luôn có họp tổng kết, đánh giá, Phường xây dựng quy ước Tổ dân phố văn minh, an toàn, sạch đẹp.
Như vậy có thể thấy, phường Kim Mă đă chủ động xây dựng quy ước an toàn, vụ việc côn đồ xông vào nhà bà Phúc hành hung cả nhà chỉ là cá biệt, chỉ một hai vụ việc lẻ tẻ trên tổng số hơn 4.000 hộ của phường này.
Được biết, hiện nay tại các địa phương hằng nằm đều áp tiêu chí về số lượng Gia đ́nh văn hóa, chỉ tiêu quận Đống Đa giao cho các phường là phải từ 90% trở lên đạt Gia đ́nh văn hóa, nên hầu như phường nào cũng xấp xỉ như vậy.
Theo bà Vượng, năm nay mục tiêu của phường là tiếp tục huy tŕ thành tích đó, tăng lên là tốt nhưng cũng phải đi vào thực chất, không thể chạy theo thành tích. 7% số hộ c̣n lại không đạt Gia đ́nh văn hóa, chủ yếu là nhà có người phạm pháp.
Trên phường Mộ Lao (Hà Đông), dù việc t́m nhà không gắn biển Gia đ́nh văn hóa c̣n khó hơn nhà có biển, nhưng theo lănh đạo phường này th́ thành tích của phường vẫn c̣n thấp, v́ phường mới thành lập nên tỷ lệ Gia đ́nh văn hóa cũng chưa đảm bảo nhiều lắm.
Lê Việt - vietnamnet