-
Mỹ đang gây sức ép để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trừng trị Triều Tiên trong bối cảnh Mỹ vừa liên tiếp tung ra hàng loạt vũ khí tối tân hàng đầu, thậm chí cả hệ thống pḥng thủ tên lửa tối tân nhằm vào Triều Tiên, mà thực chất, theo các chuyên gia là nhằm tới Trung Quốc.
Theo AFP, tờ Thời báo New York đêm 5/4 dẫn lời các quan chức chính quyền không được nêu tên cho biết, trong số những trao đổi của Mỹ với Trung Quốc gần đây có một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận B́nh.
Các quan chức Mỹ đă thông báo tường tận cho phía Trung Quốc vế kế hoạch nâng cấp hệ thống pḥng thủ tên lửa và các biện pháp khác nhằm đối phó với những đe dọa của nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Tờ báo lưu ư rằng Trung Quốc vẫn chưa phản đối công khai hay bí mật khi Mỹ triển khai chiến hạm và máy bay chiến đấu tới bán đảo Triều Tiên. Sự im lặng này chứng thực rằng Bắc Kinh ngày càng thất vọng với Triều Tiên và nhận ra rằng việc ủng hộ B́nh Nhưỡng có thể làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ của Bắc Kinh với Washington.
Theo tờ báo, trong vài tuần tới, Nhà Trắng sẽ cử một loạt quan chức cấp cao tới Trung Quốc để tăng sức ép về vấn đề Triều Tiên, khởi đầu là chuyến đi của Ngoại trưởng John Kerry vào ngày 13/4.
Trước mắt, Mỹ muốn Trung Quốc thắt chặt kiểm tra hải quan để ngăn chặn việc vận chuyển hàng hóa bị cấm tới Triều Tiên. Về lâu dài, Mỹ muốn Trung Quốc thuyết phục ông Kim Jong-un ngừng khiêu khích và đồng ư đàm phán về từ bỏ chương tŕnh hạt nhân.
Tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Nh́n lại diễn biến trên bán đảo Triều Tiên nhiều người tự hỏi: liệu có phải v́ Mỹ liên tiếp có những hành động quân sự cứng rắn nhằm vào Triều Tiên, mà theo các nhà phân tích thực chất là nhằm vào Trung Quốc nên nước này mới chỉ thể hiện vai tṛ khá mờ nhạt trong vấn đề Triều Tiên.
Từ cuối tháng 3/2013 đến nay, Mỹ lần lượt tung ra một loạt vũ khí tối tân hàng đầu đến bán đảo Triều Tiên. Đầu tiên, Mỹ đưa máy bay ném bom tàng h́nh B-2 đến Hàn Quốc tập trận. Vài ngày sau, nước này tiếp tục tung chiến đấu cơ đáng sợ nhất thế giới – máy bay tàng h́nh thế hệ thứ 5 F-22, đến áp sát Triều Tiên. Cả B-2 và F-22 đều có thể mang vũ khí hạt nhân.
Sau khi triển khai B-2 và F-22, Mỹ c̣n tiếp tục đưa thêm tàu chiến và hệ thống radar hiện đại đến gần bán đảo Triều Tiên. Mỹ cũng xúc tiến việc triển khai một Hệ thống Pḥng thủ Tên lửa giai đoạn cuối tầm cao – THAAD ở Guam - căn cứ quân sự cách Triều Tiên vài giờ bay, trong mấy tuần tới.
Nhà phân tích Richard Becker của Liên minh phản chiến Answer nhận định trong cuộc phỏng vấn với đài PressTV(Iran), động thái "khiêu khích" của Washington đối với Triều Tiên được tiến hành với mục đích chính là nhằm để bao vây đối thủ Trung Quốc.
“Rơ ràng là các quan chức Mỹ, Lầu Năm Góc và giới lănh đạo cấp cao nước này coi Trung Quốc về lâu dài là đối thủ của Mỹ. V́ vậy, vào lúc này Mỹ đang nhắm tới Triều Tiên nhưng chiến lược bao trùm vẫn là bao vây Trung Quốc và Triều Tiên bằng các căn cứ quân sự trải từ Nhật Bản cho tới Philippines, Đài Loan và điều động các lực lượng hải quân, không quân trực tiếp tới toàn bộ khu vực", ông Becker nói.
Đáp lại những hành động quyết liệt của Mỹ, hôm 3/4, Telegraph cho biết, Trung Quốc đă triệu tập Đại sứ của Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ như một phản ứng cảnh báo cần phải xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Tại cuộc hội đàm với 3 đại diện của 3 quốc gia trên, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại cho biết, Bắc Kinh bày tỏ "mối quan ngại đặc biệt về t́nh h́nh nghiêm trọng hiện nay" trên bán đảo Triều Tiên và nói thêm rằng các hành động làm leo thang căng thẳng phải chấm dứt.
Tất cả các bên phải giữ b́nh tĩnh, kiềm chế, không có những hành động khiêu khích lẫn nhau và chắc chắn không có cả những hành động làm xấu t́nh h́nh thêm - Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm.
Ngoài ra, Trung Quốc đă đặt các lực lượng quân đội tại khu vực đông bắc nước này giáp với Triều Tiên trong t́nh trạng báo động cao. Theo các quan chức Mỹ, quân đội Trung Quốc đă đẩy mạnh việc lực lượng tại khu vực biên giới với Triều Tiên kể từ giữa tháng 3, trong có có việc di chuyển các binh sĩ và các máy bay chiến đấu.
Hải quân Trung Quốc cũng đă tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật với sự tham gia của tàu chiến tại Hoàng Hải gần bán đảo Triều Tiên, dường như là nhằm ủng hộ B́nh Nhưỡng, vốn giận dữ trước cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn dự kiến kéo dài tới hết tháng 4.
Triều Tiên và Trung Quốc có quan hệ thân thiết. Hai nước vẫn duy tŕ hiệp ước pḥng thủ lâu năm, trong đó Bắc Kinh sẽ viện trợ cho B́nh Nhưỡng trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Lần gần đây nhất hiệp ước này được thực thi là trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-53, khi hàng chục ngh́n lực lượng t́nh nguyện Trung Quốc được triển khai tới bán đảo Triều Tiên.
Bất chấp những căng thẳng tăng cao gây gián đoạn thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên, hai nước vẫn có các kế hoạch nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế. Hôm 27/3, hai nước đă công bố thoả thuận xây dựng một tuyến đường sắt mới và một tuyến đường cao tốc đặc biệt.
Hiện tại, thế giới nín thở chờ đến ngày 10/4, dấu mốc Triều Tiên vừa tuyên bố không bảo đảm an toàn cho các đại sứ quán nước ngoài đang hoạt động ở thủ đô B́nh Nhưỡng sau khi đưa hai tên lửa tầm trung đến bờ biển phía đông và đặt chúng lên bệ phóng. Liệu đó có phải là ngày mà Triều Tiên định ra để phát động một cuộc chiến tranh hay đó vẫn chỉ là một lời đe dọa?
NQ (Tổng hợp)