Kinh sợ thói xấu của người Việt cũng chỉ là một trong những lư do dẫn đến Việt nhiều cửa hàng từ chối tiếp khách Việt. Không ít người Việt Nam hiện vẫn tâm lư e dè, sợ sệt, nể trọng trong một trạng thái mơ hồ khi đối diện với người nước ngoài. Thế mới có những câu chuyện rằng cũng từng là khách mà người nước ngoài được phục vụ, người trong nước th́ không.
|
Chỉ những người "mỏng văn hóa" mới bỏ quên niềm tự hào dân tộc (ảnh Internet) |
“Đồng hồ Tây có bao giờ sai”
Tháng trước, người viết bài có chuyến bay vào miền Nam công tác. Chuyện chẳng có ǵ như bao chuyến đi khác nếu không chứng kiến cảnh cô tiếp viên xinh đẹp nhăn mày khó chịu ra mặt khi vị khách da vàng yêu cầu chiếc chăn đắp, trong khi cũng yêu cầu đó xuất phát từ người khách có mái tóc bạch kim lại nhận được cái cười duyên dáng cùng sự chăm sóc chuyện nghiệp hơn hẳn.
Lần khác, trong khi ḿnh th́ khệ nệ vác cái va ly to đùng đang loay hoay đánh vật trước sảnh khách sạn, mấy anh phục vụ cứ đứng mải mê tán chuyện bỏ mặc. Rồi họ bỗng nhiên bỗng túa ra khi một vị khách Tây đến. Chẳng hiểu có phải v́ đồng tiền “tip” của người tóc vàng kia không, nhưng tâm lư nể sợ này có thể gặp ở bất kỳ đâu.
Ra ngoài đường tham gia giao thông, nếu như người ḿnh vi phạm th́ cứ vui ḷng nộp phạt, c̣n Tây th́ sẵn sàng du di cho qua. Nên cái cảnh mấy ông Tây đầu trần phóng xe máy vun vút ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Mũi Né…chẳng c̣n là chuyện hiếm.
Ở các thành phố lớn, sẽ không khó để thấy số ṭa nhà, cao ốc, cửa hàng lấy tên Tây tràn lan. Trên bảng tên bao giờ chữ Tây cũng được chiếm phần lớn diện tích, nổi bật trong khi phần tiếng Việt chỉ chiếm một góc khiêm tốn. Mặc dù đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, không thể nằm ngoài quy luật nhưng nếu Tây hóa đến mức thái quá th́ sẽ mang đến những hậu quả khó lường. Với những những nước phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc…th́ t́nh trạng này rất hiếm gặp…
Ấy là trong lời nói, hành động hàng ngày có sự phân biệt Tây, Ta đă đành. Tệ hơn, trong suy nghĩ của không ít người, cái tâm lư mà tạm gọi “đồng hồ Tây có bao giờ sai” cũng như con virus được phát tán, lây lan trong không ít người.
Cái cảnh đó có thể dễ dàng chứng kiến ở những người có thời gian sống ở nước ngoài, khi về nước, mở miệng nói là “Tây thế này, Tây thế kia…” rồi tỏ vẻ khinh khỉnh, coi thường chính bà con dân tộc ḿnh
Đâu rồi cái tên hồn hậu?
Tên giao dịch đă Tây, giờ đến tên riêng cũng tây ta lẫn lộn. Hiện tại, việc chọn tên không thuần Việt đang là xu hướng mới, trào lưu mới ở các gia đ́nh đô thị. Ở nông thôn cũng bắt đầu manh nha có hiện tượng này.
Có nhiều ông bố, bà mẹ mặc dù một từ bẻ đôi tiếng Anh không biết, nhưng cũng thích đặt cho con những cái tên nửa Tây, nửa Việt. Khi được hỏi lư do tại sao đặt tên nước ngoài cho con th́ nhiều người nói rằng… cho hợp thời. Việc cha mẹ đặt tên Tây cho con và việc trẻ thích cái tên này là do tâm lư sính ngoại. Thêm vào đó, xu hướng phim ảnh đă ảnh hưởng không nhỏ đến giới trẻ.
Trong làng giải trí Việt khoảng 5 năm trở lại đây cũng xuất hiện những nghệ danh như: Karik, The Men, Mr. Siro, Tiên Cookie, JustaTee, BigDaddy, Hamlet Trương, Elly Trần, Angela Phương Trinh, Cường Seven… Việc chọn nghệ danh tưởng như là vấn đề của cá nhân lại vấp phải sự phản ứng của khán giả. Với những khán giả ruột th́ hẳn không có vấn đề, nhưng với số đông người Việt th́ trách các nghệ sĩ sao “lai căng”, sính ngoại, ảnh hưởng không tốt đến giới trẻ trên cương vị người của công chúng.
Đi t́m lời giải
Tại sao lại có nhiều sự khác biệt trong việc phân xử như vậy giữa tạm gọi là giữa Ta và Tây?
Không thể phủ nhận văn minh phương Tây vào Việt Nam làm thay đổi nhận thức, thẩm mỹ của người dân. Một số đồ dùng của phương Tây là phù hợp và chấp nhận được, chẳng hạn váy th́ phù hợp công sở, c̣n áo dài bất tiện hơn. Áo tứ thân và một số đồ của các cụ xưa không phù hợp nữa, chỉ dùng được trong một số dịp cụ thể.
Cũng phải nói ngay rằng cái thái độ quỵ lụy, trọng Tây chỉ là một bộ phận nhỏ nhoi chứ không và chưa bao giờ là đặc tính dân tộc Việt. Và, thiết nghĩ rằng, một trong nhiều nguyên nhân gây nên sự mặc cảm đó là ḷng tự ti, sự kém, mỏng về văn hóa nên cái ǵ của phương Tây cũng ngỡ là tốt. Mà đâu biết rằng không ít vị khách ở phương xa kia lại đến với mảnh đất này để t́m hiểu những điều thú vị trong cuộc sống, đào bới những trầm tích văn hóa của một dân tộc có hàng ngh́n năm lịch sử để học tập, t́m hiểu thêm cho bản thân ḿnh.
Có lẽ, đã đến lúc một bộ phận người Việt nên nhìn thẳng vào vấn đề và sửa đổi. Đồng thời cần phải tuyên truyền, giáo dục, xây dựng nếp sống, văn hóa ứng xử để sao cho mỗi người dân khi làm việc, học tập trong và ngoài nước đều tự tin, tự hào khi đưa tấm hộ chiếu: Tôi là người Việt Nam!
Hà Vy – Vũ Thu