Nằm cách trái đất 12,8 tỷ năm ánh sáng, thiên hà mang tên HFLSD3 được coi là “nhà máy sản xuất sao” với “sản lượng” lên tới 3.000 ngôi sao giống mặt trời của chúng ta mỗi năm.
Để dễ dàng h́nh dung, có thể thấy rằng HFLSD3 tạo ra lượng “mặt trời” nhiều gấp 2.000 lần những ǵ diễn ra bên trong dải ngân hà của chúng ta. Đặc biệt hơn, những ǵ mà chúng ta quan sát được ở HFLSD3 chỉ tương đương với 6% độ tuổi hiện tại của vũ trụ. Khoảng cách quá xa là lư do khiến những h́nh ảnh về HFLSD3 trở nên “lạc hậu” khi tới địa cầu.
|
Kính thiên văn vô tuyến điện hứa hẹn giải mă bí ẩn của "nhà máy sản xuất sao HFLSD3".
|
Các nhà nghiên cứu cho biết, HFLSD3 là một trong những thiên hà lớn nhất vũ trụ, với hồ chứa khí khổng lồ, nơi h́nh thành những ngôi sao mới. H́nh ảnh về HFLSD3 đóng vai tṛ quan trọng trong việc t́m hiểu các thiên hà cũng như kết cấu vũ trụ thủơ sơ khai.
Tuy nhiên, để quan sát chính xác khoảng cách của HFLSD3 cần số lượng kính thiên văn khổng lồ, đặt ở khắp các đài quan sát trên mặt đất cũng như kính thiên văn không gian đang hoạt động bên trong quỹ đạo trái đất. Ngoài ra, sự hỗ trợ của hệ thống kính thiên văn vô tuyến điện tối tân bậc nhất thế giới cũng giúp t́m hiểu rơ hơn về những bí ẩn bên trong HFLSD3.
Theo đó, HFLSD3 được h́nh thành chỉ 880 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, cách đây 13,7 tỷ năm. Các nhà khoa học c̣n phát hiện, tổng số những ngôi sao của HFLSD3 lớn gấp 40 tỷ lần trọng lượng mặt trời. Tổng khối lượng ga và khí bụi bên trong ḷng HFLSD3 nặng gấp 100 tỷ lần mặt trời và luôn được bao quanh bởi lượng vật chất tối bí ẩn.
Do HFLSD3 được sinh ra không lâu sau khi vụ nổ Big Bang cấu thành vũ trụ nên những ǵ quan sát được từ ngân hà này sẽ là cơ hội để nhân loại nh́n lại sự h́nh thành của vũ trụ và các ngân hà đầu tiên tồn tại trong không gian. Các nhà khoa học hy vọng, sự góp mặt của cánh đồng kính thiên văn vô tuyến ALMA ở Chile sẽ giúp ích hơn nữa cho việc khám phá bí ẩn của HFLSD3.
Hồng Duy
Theo Infonet