Song Xue, Phó tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc trong buổi lễ kỷ niệm 64 năm ngày thành lập lực lượng này tại Bắc Kinh hôm qua nhấn mạnh: “Tàu sân bay tiếp theo của chúng ta phải to đẹp hơn và được trang bị nhiều chiến đấu cơ hơn”.
Hải quân Trung Quốc được thành lập vào ngày 23/4/1949. Tuy nhiên, ông này cũng khẳng định, việc truyền thông nước ngoài phao tin Trung Quốc đang tiến hành xây dựng tàu sân bay mới tại Thượng Hải là không chính xác.
Hiện nay, Trung Quốc chỉ có duy nhất một tàu sân bay được đưa vào hoạt động vào năm ngoái và được gọi là Liêu Ninh. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được tân trang lại dựa trên khung tàu chưa hoàn thiện của Nga.
Theo ông Song, Liêu Ninh không được biên chế cho bất cứ hạm đội nào của Hải quân nhưng chịu sự quản lý và điều động của các sở chỉ huy hải quân. Đồng thời, Song nhấn mạnh, PLA cũng đang tiến hành xây dựng lực lượng hàng không hải quân cho tàu Liêu Ninh.
Theo đó, Liêu Ninh sẽ có ít nhất 2 trung đoàn hàng không bao gồm chiến đấu cơ, trinh sát cơ, máy bay chống tàu ngầm, máy bay chống điện tử (ECM) và trực thăng.
Trước đó, Liêu Ninh đã thành công trong phi vụ bay thử nghiệm chiến đấu cơ J-15 được thiết kế riêng cho tàu sân bay. Song theo ông Song, J-15 vẫn cần phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm nữa trước khi được triển khai.
Chưa hết, Song cũng tuyên bố, nhóm tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ bao gồm tàu sân bay, khu trục hạm, tàu ngầm và tàu hỗ trợ.
Trong khi đó, Zhang Zheng, thuyền trưởng của Liêu Ninh nhấn mạnh, thủy thủ đoàn đã làm chủ được toàn bộ các nguyên tắc vận hành và hoạt động của hệ thống vũ khí trên tàu sân bay.
Trung Quốc triển khai hạm đội lớn nhất tới quần đảo tranh chấp
|
Trung Quốc vừa triển khai đội tàu tuần tra khủng nhất tới quần đảo tranh chấp với Nhật Bản.
|
Trung Quốc hôm nay triển khai đội tàu tuần tra lớn nhất tới vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, ngay sau tranh cãi song phương liên quan chuyến thăm của các quan chức Nhật Bản tới một ngôi đền chiến tranh. Việc này được cho là sẽ khiến quan hệ song phương thêm căng thẳng.
Theo đó, Trung Quốc gửi 8 tàu hải giám vào lãnh hải xung quanh quần đảo Điếu Ngư để giám sát đội tàu của các nhà hoạt động Nhật Bản tới thăm các khu vực tranh chấp. Theo
Kyodo News, đội tàu theo sự triển khai của Trung Quốc lần này với nỗ lực để tăng cường quyền lực trong khu vực là lớn nhất kể từ khi Nhật quốc hữu hóa các đảo không người ở thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Theo
Kyodo News, sự hiện diện của đội tàu Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp có thể không gây ra chiến tranh nhưng làm gia tăng nỗi ám ảnh về khả năng tính toán sai lầm sẽ có nguy cơ tạo ra xung đột hoặc tranh cãi ngoại giao mới. Đồng thời, nó cũng làm giảm khả năng đàm phán để giải quyết tranh chấp.
Phương Đăng
Theo Infonet