(VOV) - Mỹ và các nước đồng minh phương Tây có thể sử dụng chiêu bài chống khủng bố để can thiệp quân sự vào Syria.
Trong những tháng gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy phương Tây đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc can thiệp quân sự vào Syria trong bối cảnh nhiều đề xuất của LHQ và Liên đoàn Arab vẫn chưa mang lại những kết quả như mong muốn. Song song với việc chuẩn bị về mặt vật chất, Mỹ và các nước đồng minh khu vực như Israel đang âm thầm tạo cớ để biện minh cho các hành động can thiệp quân sự của ḿnh ở Syria trong tương lai.
Giới hạn đỏ
Trong cuộc nội chiến hiện nay ở Syria, một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế đó là số phận kho vũ khí hóa học của nước này. Mỹ đă đặt ra “giới hạn đỏ” cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad khi khẳng định nếu Damascus sử dụng vũ khí hóa học, Washington sẽ tiến hành can thiệp quân sự.
|
Các bác sỹ đang cấp cứu bệnh nhân ở Aleppo được cho là bị thương do vũ khí hóa học (Ảnh AP) |
Chắc chắn chính quyền của Tổng thống Assad thừa hiểu nước này sẽ phải hứng chịu hậu quả ǵ nếu họ vượt qua "giới hạn đỏ" đó. V́ vậy, họ không dại ǵ mà sử dụng chúng để dọn đường cho các cuộc tấn công xâm lược của phương Tây. Chính phủ Syria đă liên tục nhấn mạnh "cho dù chúng tôi có loại vũ khí đó đi chăng nữa, chúng tôi cũng không sử dụng chúng". Tuy nhiên, Damascus lo ngại rằng quân nổi dậy có thể lấy được vũ khí hóa học và sử dụng chúng để chống lại người dân rồi đổ tội cho quân đội Chính phủ Syria nhằm lôi kéo hành động can thiệp quân sự của nước ngoài.
Và có vẻ như lo ngại đó của Damascus đă trở thành hiện thực khi tháng trước, Chính phủ Syria đă cáo buộc quân nổi dậy bắn tên lửa có chứa chất hóa học vào thị trấn Khan al-Asal thuộc tỉnh Aleppo ở phía Bắc nước này. Tên lửa đă rơi gần một đồn quân sự, làm ít nhất 26 người chết, trong số đó có 11 người là quân nhân.
Ngay sau đó, Syria đă hối thúc Liên Hợp Quốc (LHQ) cử "đội kỹ thuật" tới điều tra vị trí bị tấn công. Tuy nhiên, LHQ lại muốn kiểm tra một số khu vực chứ không chỉ riêng khu vực Khan al-Asal. Và dĩ nhiên, Damascus đă từ chối yêu cầu đó bởi v́ theo họ, động thái này xâm phạm chủ quyền của Syria và đi ngược lại với lời đề nghị ban đầu của nước này.
Trong lúc cuộc điều tra chính thức vẫn chưa được tiến hành, hôm 19/3, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney đă khẳng định “không có bằng chứng nào” cho thấy lực lượng nổi dậy ở Syria đă sử dụng vũ khí hóa học. Phát biểu này gián tiếp khẳng định các lực lượng vũ trang của Chính phủ Syria đă sử dụng vũ khí hóa học.
Bốn ngày sau đó, tờ New York Times đă dẫn lời Thiếu tướng Itai Brun, một quan chức t́nh báo quân sự cao cấp của Israel, khẳng định có bằng chứng cho thấy tháng trước, Chính phủ Syria đă nhiều lần sử dụng vũ khí hóa học. Đây có thể là chiêu bài của Israel nhằm gây sức ép buộc Mỹ phải can thiệp quân sự vào Syria.
Thiếu tướng Brun nói: “Chế độ này (của Tổng thống Assad) đang tăng cường sử dụng vũ khí hóa học… Việc họ sử dụng vũ khí hóa học mà không ai có phản ứng thích hợp là một diễn biến rất đáng lo ngại bởi v́, nó có thể phát đi dấu hiệu rằng hành động này là hợp pháp”.
Trước đó, các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin các nhà khoa học Anh đă t́m thấy bằng chứng về việc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria. Tờ Times dẫn các nguồn tin từ Bộ Quốc pḥng Anh cho biết những mẫu đất được lấy ở gần thủ đô Damascus cho thấy vũ khí hóa học đă được sử dụng ở Syria mặc dù họ chưa rơ ai đă sử dụng chúng, quân đội Chính phủ hay phe đối lập.
Nhà phân tích chính trị Mohammmad Refai đă ủng hộ giả thuyết của chính quyền Syria rằng quân nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn đă lập kế hoạch và tiến hành các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria, bởi v́, "đây chính là kịch bản mà chính quyền Obama nói rằng nó sẽ là ‘’giới hạn đỏ” để tiến hành can thiệp quân sự vào Syria". Ông nói: "Sử dụng vũ khí hóa học chống lại quân nổi dậy không có lợi cho chính quyền Syria bởi hệ quả của nó là sẽ bị quân nổi dậy lợi dụng".
|
Nọi chiến Syria vẫn tiếp diễn (Ảnh AP) |
C̣n nhớ cách đây hơn một thập kỷ, phương Tây cũng khẳng định rằng họ đă t́m thấy những dấu vết của vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq. Điều này đă giúp tạo cớ cho cuộc tấn công xâm lược của Mỹ và các nước đồng minh tại Iraq sau đó. Rất có thể kịch bản tương tự ấy đang được lặp lại với Syria.
Chiêu bài chống khủng bố
Ngoài “giới hạn đỏ”, Mỹ và các nước đồng minh phương Tây có thể sử dụng chiêu bài chống khủng bố để can thiệp quân sự vào Syria.
Ngày 9/4, thủ lĩnh chi nhánh al-Qaeda tại Iraq, Sheikh Abu Bakr al-Bahgdadi, đă khẳng định rằng nhóm al-Nursa (lực lượng vũ trang cực đoan đối lập lớn nhất tại Syria ) là một phần của mạng lưới khủng bố toàn cầu này. Tuyên bố này được đưa ra chỉ hai ngày sau khi thủ lĩnh al-Qaeda, Ayman al-Zawahiri, kêu gọi hợp nhất thánh chiến và tiếp đó là cam kết trung thành của lănh đạo nhóm al-Nursa.
Ngay lập tức, tuyên bố trên đă khơi dậy nỗi lo về "một cuộc chiến khủng bố" nữa do Mỹ cầm đầu ở khu vực này, nhất là sau các vụ khủng bố đẫm máu ở Boston (Mỹ).
Trước đó, Chính phủ Syria liên tiếp cảnh báo rằng al-Qaeda đang lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Syria và tổ chức này đứng đằng sau các vụ đánh bom và gây rối trên khắp cả nước.
Các chuyên gia cho rằng thời điểm của tuyên bố trên trùng với các cuộc thảo luận về việc sử dụng vũ khí hóa học nhằm làm tăng nỗi lo ngại của phương Tây về vai tṛ mở rộng của al-Qaeda ở nước này.
Chuẩn bị về mặt quân sự
Trong thời gian gần đây, quân nổi dậy có vũ trang ở Syria được sự hậu thuẫn của nhóm al-Nursa đă tấn công có mục đích vào một số căn cứ không quân ở nước này. Quân nổi dậy cũng cố gắng tấn công các sân bay dân sự ở thủ đô Damascus và tỉnh Aleppo.
Ông Amin Hutait, một tướng Lebanon đă nghỉ hưu và là chuyên gia quân sự, cho rằng chiến lược tấn công các sân bay quân sự này nhằm làm suy yếu khả năng phản ứng của không quân Syria trước bất kỳ sự xâm lược nào của nước ngoài.
Song song với việc làm suy yếu khả năng pḥng thủ của Syria, các lực lượng đặc biệt của Mỹ và Anh đang ráo riết đào tạo và huấn luyện cho Quân đội Syria Tự do tại Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo tờ Washington Post, Lầu Năm Góc đă ra lệnh đào tạo khoảng 3.000 sỹ quan cho lực lượng đối lập ở Syria và phải hoàn tất chương tŕnh này sớm hơn dự kiến ban đầu, cụ thể là ngay trong cuối tháng 4/2013, để số sỹ quan này sẽ tham gia chỉ huy các chiến dịch chống chế độ của Tổng thống Assad.
|
Mỹ quan tâm lớn tới vấn đề Syria (Ảnh AFP) |
Để triển khai kế hoạch huấn luyện trên, ngay từ tháng 10/2012, Lầu Năm Góc đă phái một lực lượng đặc biệt gồm 150 quân tới Jordani để phối hợp với nước chủ nhà lập ra một vùng đệm giữa Syria và Jordan. Theo tờ Washington Post, tới đây, họ sẽ lập một đồn tiền tiêu của quân đội Mỹ ở gần vùng biên giới trọng yếu này.
Hôm 17/4, Bộ trưởng Thông tin Jordan Mohammad Momani cho biết Mỹ có kế hoạch triển khai 200 quân tại nước này do “t́nh h́nh ngày càng xấu đi” ở Syria. Ông Momani nói: “Việc triển khai những binh sĩ này nằm trong sự hợp tác quân sự Mỹ - Jordan nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang nước này trong bối cảnh t́nh h́nh ngày một xấu đi ở Syria”.
Cùng với việc huấn luyện cho lực lượng đối lập ở Syria, hôm 21/4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington sẽ tăng gấp đôi viện trợ cho lực lượng này lên mức 250 triệu USD và mở rộng hỗ trợ quân sự phi sát thương cho các tay súng nổi dậy. Cho tới nay, Mỹ đă hỗ trợ phi sát thương cho phe đối lập Syria khoảng 117 triệu USD.
Trong khi đó, Anh và Pháp đang nỗ lực thúc đẩy việc sửa đổi lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Liên minh Châu Âu (EU) đối với Syria để họ có thể chuyển vũ khí trực tiếp cho lực lượng đối lập, nhất là vũ khí hạng nặng và tên lửa pḥng không. Theo dự kiến, lệnh cấm này sẽ hết hạn vào đầu tháng 6/2013. Phát biểu với các phóng viên tại Istanbul, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết trong vài tuần tới, EU sẽ thảo luận về nới lỏng cấm vận vũ khí, vốn đang cản trở việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria.
Ngoài Mỹ và EU, một số nước Arab đang cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy. Mới đây, Liên đoàn Arab (AL) đă bác đề nghị của LHQ về việc ngừng cung cấp vũ khí cho phe đối lập ở Syria. Phát biểu sau cuộc gặp Tổng Thư kư LHQ Ban Ki-moon hôm 22/4, Tổng Thư kư AL Nabil al-Arabi nói: "Chính phủ (Syria) đang nhận vũ khí từ một số bên nhất định. V́ thế, nếu phe c̣n lại (đối lập) cũng nhận được vũ khí từ các bên nhất định, tôi cho rằng sẽ có một sự cân bằng nào đó tại đây"./.
Bùi Hùng/VOV online