Báo Nga nhận định nếu cứ tiếp tục đà phát triển như hiện nay, Trung Quốc sẽ không thể tồn tại nếu không bành trướng về lănh thổ và tầm ảnh hưởng.
Tờ “B́nh luận Quân sự” của Nga lo lắng rằng ngoài những vùng biển đang sôi sục tranh chấp, điểm hấp dẫn và lôi cuốn nhất đối với Trung Quốc sẽ là khu vực Viễn Đông của Nga và Kazakhstan.
Lục quân Trung Quốc.
Từ huyễn hoặc đến thực tế
Người Trung Quốc luôn khẳng định, nếu định hướng chiến lược của khoa học công nghệ quân sự Trung Quốc chống lại ai đó, th́ đó chỉ là Đài Loan hoặc Mỹ.
Mở rộng hơn nữa, có thể để chống lại một số nước láng giềng hoặc áp đặt sự thống trị lên Biển Đông và Hoa Đông…
Việc sản xuất các xe chiến đấu hiện đại Type 05 (BMP, SAU, xe tăng hạng nhẹ…) hoàn toàn có thể phục vụ mục đích đánh chiếm Đài Loan hoặc bảo vệ “lợi ích cốt lơi” của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, mặc dù những chiếc xe này rất có thể thích hợp cho cơ động tác chiến vượt sông Amur và sông Usuri.
Bằng những nguyên mẫu mua được, các chuyên gia Trung Quốc đă tiến hành thử nghiệm kỹ thuật, công nghệ trên nhiều mẫu thiết kế khác nhau từ một nguyên mẫu, từ đó lựa chọn giải pháp công nghệ tối ưu nhất và một thiết kế có thể chấp nhận được, đồng thời loại bỏ những nhược điểm c̣n tồn tại. Họ đă tiến hành những cải tiến, nâng cấp, thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm. Khi đă đạt được độ tin cậy nhất định, thử nghiệm thành công theo các chuẩn mực Trung Quốc, họ chuyển sang sản xuất hàng loạt từ những mẫu thành công nhất, với số lượng và giá thành mà Nga có nằm mơ cũng không thấy.
Vấn đề gây tranh căi nhiều nhất hiện nay ở Phương Tây là sự đánh giá thấp tiềm năng vũ khí hạt nhân và tên lửa các cấp của Trung Quốc. Trung Quốc có thể có đến hàng ngh́n tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM. Nếu dự tính số lượng đầu đạn hạt nhân có sức công phá khác nhau, người ta có thể nói đến con số không nhỏ hơn hàng chục ngh́n đơn vị.
Tên lửa đạn đạo DF-31 của Trung Quốc.
Đối với Nga, tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc là tên lửa chiến lược, bởi v́ các tên lửa đó có thể tấn công bất cứ điểm nào trên toàn bộ lănh thổ nước Nga. Do các tên lửa chiến lược ICBM và các tên lửa đạn đạo phóng từ tầu ngầm của Nga đang bị kiềm chế bởi các hiệp định với Mỹ, v́ vậy, cán cân lực lượng vũ khí hạt nhân Nga-Trung đang nghiêng về thế có lợi cho Trung Quốc. Nhưng cho đến nay, người Nga vẫn tin vào ưu thế vượt trội của tiềm lực tên lửa.
Không những thế, trong lĩnh vực quân sự thông thường, tương quan lực lượng cũng mất cân đối nghiêm trọng. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn lớn nhất thế giới về số lượng, đồng thời đă tỏ ra vượt trội về chất lượng.
Xe tăng Type 99 được các chuyên gia Trung Quốc khẳng định là tốt nhất thế giới.
Trung Quốc đă xây dựng được một lực lượng tăng thiết giáp lớn nhất thế giới, trong khi tác chiến hiện đại không thể thiếu xe tăng. Xe tăng Type 99 (được các chuyên gia Trung Quốc khẳng định là tốt nhất thế giới) chỉ được biên chế cho các quân khu Bắc Kinh, Thẩm Dương và Lan Châu (tập trung định hướng vào khu vực Za Baikal, Viễn Đông của Liên bang Nga và Cộng ḥa Kazakhstan). Các hoạt động diễn tập được triển khai trong những năm gần đây là tấn công trên đất liền, hoàn toàn không phải để đánh chiếm Đài Loan.
Dạy ai “một bài học”?
Tổng kết những cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh biên giới cho tới nay, hầu như chưa bao giờ Trung Quốc tiến hành một vụ lấn chiếm hoặc khiêu khích biên giới có giới hạn. Và họ sẵn sàng mở rộng các xung đột đó nhằm đạt được mục đích của ḿnh.
Sự bùng nổ xung đột có thể diễn ra từ một xung đột biên giới hoặc trên biển, đ̣n “trừng phạt- theo cách nói của Bắc Kinh” sẽ là của các tập đoàn quân PLA dưới sự yểm trợ của vũ khí thông thường như pháo phản lực, máy bay chiến đấu, pháo binh các cỡ ṇng mà số lượng lên tới hàng chục ngh́n đơn vị, đồng thời với sự tham chiến của nhiều ngh́n xe tăng, xe thiết giáp hiện đại mà PLA sở hữu.
Vấn đề ở chỗ ai sẽ là người tiếp theo bị Trung Quốc “dạy cho một bài học”?
PLA có pháo phản lực tầm bắn xa nhất thế giới WS-2.
Vũ khí truyền thống có sức mạnh lớn nhất của pháo binh PLA là các tổ hợp pháo phản lực. PLA có pháo phản lực tầm bắn xa nhất thế giới WS-2 (6х400 mm và có tầm bắn 200km) và WS-2D (6х400 mm) có tầm bắn từ 350-400 km.
Trong tác chiến hiện đại, pháo phản lực tấn công các mục tiêu mặt đất trên diện rộng thông thường có hiệu quả chiến đấu rất cao, hơn hẳn so với không quân. Liên bang Nga có hơn 4.500 km đường biên giới với Trung Quốc, chưa tính đường biên giới Mông Cổ với Trung Quốc, nước đồng minh mà Nga có trách nhiệm bảo vệ.
Tấn công với đ̣n đánh phủ đầu bằng hỏa lực pháo phản lực tầm xa, PLA sẽ không tổn thất về máy bay chiến đấu. Trong khi đó, pháo phản lực có giá thành rẻ hơn rất nhiều lần so với vũ khí trên máy bay và rất đơn giản trong sản xuất hàng loạt. Độ chính xác không cao của pháo phản lực được khắc phục bằng số lượng đạn nhắm vào một khu vực mục tiêu.
Từ sâu trong vùng Măn Châu, WS-2D có thể phóng đạn tiêu diệt các lực lượng vũ trang Nga trong các khu vực Vladivostok-Ussuriisk, Khabarovsk và Blagoveshchensk-Belogorska. Và từ biên giới của Măn Châu với Liên bang Nga, MRLS có thể tấn công tiêu diệt các đơn vị của quân đội Nga và các căn cứ không quân trong khu vực Chita và các khu công nghiệp chiến lược thuộc vùng Komsomolsk-on-Amur.
WS-2D có kích thước tương đối nhỏ, khó nhận biết, được phóng với vận tốc siêu âm, thời gian bay trên tầm bắn xa nhất cũng không quá 5 phút. Hệ thống pḥng không hiện đại của Liên bang Nga không những không thể tiêu diệt được, mà ngay cả phát hiện mục tiêu cũng không kịp đối phó. Đồng thời cũng không thể phát hiện được lúc nào các hệ thống pháo phản lực được triển khai, do lực lượng tên lửa của đối phương sẽ triển khai trên lănh thổ Trung Quốc và các phương tiện mang của chúng hoàn toàn giống các xe tải siêu trường siêu trọng thông thường.
Đến giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đă có được khả năng giáng một đ̣n tấn công chớp nhoáng, trong thời gian ngắn tiêu diệt hoàn toàn vũ khí trang bị hạng nặng, cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật của lực lượng quân đội Liên bang Nga thuộc quân khu Viễn Đông (ngoại trừ lực lượng đóng tại Buryatia). Sau đó có thể dễ dàng lấn chiếm các khu vực lănh thổ nước Nga và biến khu vực này thành vùng tranh chấp.
Im lặng trước an nguy của đất nước trong giai đoạn hiện nay đồng nghĩa với việc càng làm sâu sắc thêm những vấn đề đang phát triển và sẽ càng khó khăn hơn nữa trong việc ngăn chặn một sự cố sẽ sảy ra. H́nh thái cán cân lực lượng đang ngày càng trở lên nguy hiểm đối với lợi ích chính đáng, an nguy của Liên bang Nga. Việc im lặng và nhượng bộ sẽ chẳng khác nào tự sát.
Bắc Kinh đang đầu tư hàng tỷ USD phát triển vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh nhằm mục đích giành lại Đài Loan. Và sau khi Đài Loan thống nhất với đại lục mà không cần chiến tranh, liệu Trung Quốc có mang toàn bộ xe tăng, tên lửa, máy bay, pháo dàn… d́m xuống Biển Đông và Biển Hoa Đông để chung sống ḥa b́nh với các nước khác?
theo kienthuc