(TNO) Trung Quốc lại có động thái gây lo ngại mới tại biển Đông khi thông báo lần đầu tiên thực hiện việc điều tàu lặn có người lái Giao Long đến khảo sát ở vùng biển này vào tháng 6 tới.
Tân Hoa xă ngày 9.5 cho biết, thủy thủ đoàn ba người của tàu Giao Long đang nghiên cứu các dữ liệu về đa dạng sinh học và địa lư ở biển Đông để chuẩn bị cho sứ mệnh thám sát vùng biển sâu đầu tiên của con tàu lặn này.
Tàu lặn có người lái Giao Long của Trung Quốc - Ảnh: AFP |
Theo dự kiến, ba thành viên tàu Giao Long sẽ rời thành phố cảng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông vào ngày 5.6 để bắt đầu cho sứ mệnh kéo dài 103 ngày.
Được biết, cuối tháng 6.2012, tàu lặn Giao Long của Trung Quốc trong sáu chuyến lặn thử nghiệm của ḿnh tại rănh Mariana ở tây bắc Thái B́nh Dương, đă đạt đến độ sâu 7.062 mét.
Thành tích này giúp Trung Quốc gia nhập hàng ngũ các quốc gia sở hữu tàu lặn có thể khảo sát các vùng biển sâu, gồm Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Nga.
Hăng AFP khi ấy dẫn thông tin từ Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) cho biết, với việc chinh phục thành công độ sâu 7.000 m, Trung Quốc đă có thể thám sát đến 99% đáy đại dương.
Việc tàu lặn Giao Long được điều đến thám sát vùng đáy biển Đông gây lo ngại lớn khi trước đó, chính quyền Trung Quốc từng lên tiếng xác nhận một trong những mục đích chính của tàu lặn này là thăm ḍ để triển khai việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú dưới đáy đại dương.
Ngoài ra con tàu này c̣n có thể được Trung Quốc sử dụng trong các hoạt động quân sự như vẽ bản đồ đáy biển, tăng năng lực hoạt động cho tàu ngầm, thâm nhập cáp thông tin của các nước để dọ thám...
Tiến Dũng
Thanhnien