Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt của Reuters tại New York tối qua, 17/5/2013, Ủy viên phụ trách Ngoại thương của Liên Hiệp Châu Âu lần đầu tiên đă tố cáo đích danh hai tập đoàn Trung Quốc sản xuất các thiết bị viễn thông là Hoa Vi và ZTE bán phá giá, vi phạm các quy định về cạnh tranh.
Karel De Gucht, Ủy viên phụ trách Ngoại thương của Liên Hiệp Châu Âu (REUTERS /F. Lenoir)
|
Ông Karel De Gucht khẳng định Bruxelles đă chuẩn bị mở điều tra chính thức về những cáo giác vị phạm quy định chống phá giá và trợ giá sản phẩm của hai công ty Trung Quốc nói trên để bảo vệ lĩnh vực « chiến lược » của kinh tế Liên hiệp châu Âu này.
Trong cuộc phỏng vấn, ủy viên Ngoại thương châu Âu khẳng định : « Hoa Vi và ZTE đă bán phá giá các sản phẩm của ḿnh trên thị trường châu Âu ». Từ hôm thứ Tư vừa qua, trong thông báo thống nhất trên nguyên tắc mở điều tra chống bán phá giá, Liên Hiệp Châu Âu đă nhắc đến tên hai tập đoàn Trung Quốc.
Đáp lại, trong một thông cáo gửi đến Reuters, tập đoàn Hoa Vi phủ nhận các cáo giác cho rằng họ vi phạm luật cạnh tranh ở châu Âu cũng như ở các nơi khác và rằng Hoa Vi luôn tôn trọng các luật lệ và "chiếm được thị phần và ḷng tin của khách hàng là nhờ vào công nghệ cải tiến và chất lượng dịch vụ chứ không phải nhờ vào giá cả hay việc trợ giá của Nhà nước".
Nếu châu Âu mở điều tra nhắm vào hai công ty Trung Quốc th́ đây là lần đầu tiên, v́ từ trước tới nay, việc làm như vậy vẫn do các tổ chức chuyên ngành thực hiện. Trung Quốc cho biết sẵn sàng đáp trả lại mọi điều tra của Liên Hiệp Châu Âu.
Trên thực tế gần đây, các nhà sản xuất thiết bị viễn thông nổi tiếng như Ericsson, Alcatel-Lucent và Nokia Siemens Network vẫn kêu bị thiệt hại bởi hai công ty Trung Quốc xuất vào thị trường châu Âu những sản phẩm với giá quá rẻ. Tuy nhiên, họ cũng lo ngại Bắc Kinh có thể trả đũa bởi các quyết định của Liên Hiệp Châu Âu.
Ngược lại, trong một cuộc phỏng vấn của báo Trung Quốc China Daily, chủ tịch Hoa Vi phụ trách thị trường Tây Âu đă tố cáo các đối thủ cạnh tranh của Liên Hiệp Châu Âu đă đổ lỗi cho các tập đoàn Trung Quốc trong việc thua lỗ của ḿnh, nhưng thực chất là lười, không chịu cải tiến.
Liên Hiệp Châu Âu vẫn luôn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Trung Quốc. Ngược lại với châu Âu th́ Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 sau Hoa Kỳ. Năm ngoái, Trung Quốc xuất khẩu sang 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu một khối lượng hàng hóa trị giá 290 tỷ euros, trong khi chiều ngược lại chỉ đạt 144 tỷ.
Anh Vũ, rfi