Ngày 16 tháng 5, tôi đă lấy làm vinh dự khi ban tiếng Việt của đài BBC đăng lại bài viết mới nhất của tôi.
Khổ thay, bài đó tầm thường và đôi khi hơi dở, với một số ngôn từ dùng chưa được đắt cho lắm, có phần thiếu tế nhị, và nhiều lúc thậm chí c̣n lập luận chưa chặt chẽ. Nh́n chung, tôi nghĩ bài đó có một số ư tưởng quan trọng nhưng c̣n vài chỗ đáng bàn.
Hôm đó là một ngày dài. Mà tôi lại chọn một ngày lạ lùng và xét về nhiều mặt không phù hợp để bàn chuyện quốc kỳ ở Việt Nam. Tùy theo góc nh́n của mỗi người, đó là ngày tệ nhất hay tốt nhất trong nhiều năm để bàn chuyện quốc kỳ. Tôi sẽ bàn thêm về ư này ở phần dưới. Suy cho cùng tại sao lại bàn chuyện dễ bị ném đá này nhỉ?
Từ khi tôi lập blog, rất nhiều người trên các diễn đàn mạng xă hội đă muốn kết nối với tôi, và nhiều người (thực ra là một tỉ lệ nhỏ) trưng lá cờ cũ của Việt Nam, vốn đă là / đang là cờ vàng ba sọc đỏ. Đây là lá cờ có từ những năm cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và về sau được Việt Nam Cộng Ḥa sử dụng làm quốc kỳ. Cờ vàng ba sọc đỏ vẫn c̣n hănh diện tung bay ở nhiều cộng đồng người Việt trên khắp thế giới, đặc biệt trong những người Việt đă rời bỏ Việt Nam trong những hoàn cảnh khó khăn, và vẫn kịch liệt chống đối chế độ cai trị kéo dài của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), vốn đă thành lập trong thập niên 1920, cầm quyền ở miền bắc Việt Nam kể từ thập niên 1940 và 1950 và cả nước kể từ 1975. Lá cờ do ĐCSVN chọn, cờ đỏ sao vàng, là có liên hệ đến sự cai trị của Đảng.
Nhiều người ở Việt Nam, trong lẫn ngoài Đảng, có quan điểm, mà tôi ủng hộ cả hai tay, cho rằng Việt Nam cần có cải cách thật sự về các thể chế xă hội của ḿnh, đặc biệt là về các thể chế chính trị, nhưng không chỉ riêng về các thể chế chính trị. Cũng có thể khi nói ra điều này tôi sẽ không c̣n được hoan nghênh ở Việt Nam. Nếu vậy th́ thật đáng tiếc, v́ tôi đă và tiếp tục hết ḷng mong muốn bàn luận một số vấn đề chủ chốt mà Việt Nam đang đương đầu, đặc biệt về các thể chế phúc lợi, trong đó có giáo dục, y tế, và bảo vệ xă hội. Tôi cũng muốn nói qua kinh nghiệm của ḿnh tôi quen biết rất nhiều người thông minh, tận tụy có những mối quan hệ lâu đời với đảng hoặc vẫn c̣n đứng trong hàng ngũ đảng. Họ cũng là con người có những khát vọng và bao nỗi lo toan như tất cả chúng ta, nhưng họ bị trói ḿnh trong các thể chế c̣n khiếm khuyết. Hẳn như chúng ta nghĩ, nhiều người trong số họ cũng có t́nh cảm sâu đậm với các lá cờ.
Cờ, bất kể thế nào, là những biểu tượng chính trị mạnh mẽ. Luận điểm khiêm tốn, nếu không muốn nói là có phần diễn đạt vụng về, của tôi là cờ cũng có thể trở thành chướng ngại vật.
"Bất chấp diễn biến đáng tiếc không chối căi được của ngày 16/5, và không muốn đưa những tiên đoán ngớ ngẩn, tôi thật t́nh tin rằng về mặt chính trị Việt Nam sắp chứng kiến một biến chuyển quan trọng và có tính lịch sử."
Bài viết của tôi đề nghị người Việt nên quên chuyện vẫy những lá cờ đối nghịch nhau để cùng tiến tới, đừng tiếp tục bị lịch sử cầm tù, và tiến hành đẩy mạnh những cải cách thực sự. Tôi nghĩ có giả định ngầm rằng tất cả người Việt có vai tṛ trong tiến tŕnh này và rằng các giới trong lẫn ngoài hàng ngũ đảng có thể gây áp lực (có lợi cho các cải cách) lên giới lănh đạo đảng. Đây không phải là quan điểm chỉ của riêng tôi. Chỉ trong vài tháng qua, một liên minh cải cách hùng mạnh đă tập hợp xung quanh lời kêu gọi có những cải cách căn bản. Tôi phần nào (có lẽ hơi ngây thơ) có quan điểm rằng tất cả người Việt (nếu có lẽ không phải tất cả những ai định cư ở nước ngoài) có thể đóng một vai tṛ mang tính xây dựng, mặc dù hiện nay cơ hội tạo ra áp lực mang tính xây dựng đó rất nhỏ nhoi.
Tuy nhiên, đúng vào hôm tôi chọn để gợi ư rằng Việt Nam cần tiến tới chứ đừng dừng lại ở chỗ vẫy cờ ǵ, ṭa án Việt Nam đă kết án hai thanh niên với án tù khá lâu v́ tội, chắc bạn đă đoán được, trưng cờ vàng.
Rơ ràng, ngày 16/5 là một bước thụt lùi khá xa cho Việt Nam. Tuy nhiên xét trong bối cảnh những thay đổi đáng kể về văn hóa chính trị (nếu không nói là các thể chế chính thức) của đất nước, tôi đă bắt đầu bài tiếng Việt bằng cách nhắc lại chuyện chỉ mới vài ngày trước tôi đă viết (trong một bài khác đăng trên tờ South China Morning Post) rằng người ta “mới cảm nhận được” rằng sự thay đổi chính trị thực sự ở Việt Nam có thể diễn ra trong ṿng 5 năm tới. Tôi kết thúc bài viết hôm 16/5 với nhận định rằng, tuy những án tù đưa ra quá nặng, các kinh nghiệm lịch sử cho thấy cũng có lúc chuyện buồn biến thành nguồn cảm hứng. Nỗi đau sau khi cụ Phan Chu Trinh mất năm 1926 là một ví dụ đặc biệt nổi bật.
Thực vậy, bất chấp diễn biến đáng tiếc không chối căi được của ngày 16/5, và không muốn đưa những tiên đoán ngớ ngẩn, tôi thật t́nh tin rằng về mặt chính trị Việt Nam sắp chứng kiến một biến chuyển quan trọng và có tính lịch sử do những áp lực từ bên trong và bên ngoài bộ máy nhà nước của đảng. Trong bài tiếng Việt, có lẽ, hay thậm chí có thể chắc chắn, tôi đă đưa ra một số phát biểu thiếu tế nhị, thậm chí ngu ngốc. Như nhận xét có phần ngớ ngẩn rằng lá cờ hiện tại là đủ ‘đẹp’ [pretty] (tôi không định nói là đẹp về thẩm mỹ [beautiful]) và đơn giản rồi, thế là tôi nhận được những phản ứng đúng y như tôi đă nghĩ.
"Bài viết của tôi đề nghị người Việt nên quên chuyện vẫy những lá cờ đối nghịch nhau để cùng tiến tới, đừng tiếp tục bị lịch sử cầm tù, và tiến hành đẩy mạnh những cải cách thực sự. "
Vậy th́, xin nói với tất cả những người (đặc biệt là những ai yêu mến cờ vàng ba sọc đỏ) điên tiết với tôi v́ đă nói giờ đây hăy quên đi chuyện lá cờ, đương nhiên tôi nghe rơ ư các bạn rồi! Và tôi thực sự hối tiếc đă xúc phạm các bạn. Tôi xin nói rơ tôi không phải là con rối, tôi có tiếng nói riêng của ḿnh, cảm ơn các bạn. Và nếu tôi có sai lầm trong các lập luận của ḿnh, tôi chấp nhận điều đó. Cảm ơn các bạn về những lời b́nh luận tử tế và không tử tế cho lắm. Tôi đă rút ra được những bài học quan trọng từ một số nếu không nói là tất cả những ư kiến đó. Ít nhất tôi cũng đă hiểu được rằng tầm hiểu biết của tôi về “Bên Kia” quả thực c̣n hạn chế. Điều này cũng chẳng đáng ngạc nhiên v́ tôi đă dành nhiều thời gian làm việc với nhiều cơ quan nhà nước ở Việt Nam và gần như chẳng bao nhiêu thời gian nghiên cứu các cộng đồng người Việt hải ngoại.
Có lẽ một ngày nào đó Việt Nam sẽ có một lá cờ mà tất cả mọi người cùng chấp nhận. Khổ nỗi cái ngày đó chưa đến. Phần lớn người Việt, ngay cả nhiều người trong đảng, có thể đồng ư rằng sau năm 1975, đảng cầm quyền của Việt Nam đă không làm tṛn công việc tạo điều kiện thuận lợi cho ḥa giải dân tộc. Muốn t́m bằng chứng cho điều này chỉ cần nh́n hai thanh niên bị tống vào tù hôm 16/5 hay cuộc khẩu chiến ác liệt trên blog tiếng Việt của tôi. Vẫn c̣n những vết thương sâu mà xét về nhiều mặt chưa lành hẳn. Đó là điều đáng tiếc nhưng khách quan mà nói đúng là như vậy.
Việt Nam có triển vọng đầy hứa hẹn. Đất nước càng sớm giải quyết được những thiếu sót về thể chế th́ triển vọng đó càng nhanh trở thành hiện thực. Tôi thực sự tin rằng điều đó có thể diễn ra nhanh hơn nếu người Việt tập trung vào các thể chế trước rồi hẵng lo đến lá cờ.
Tôi hy vọng rằng trong những năm sắp tới cách hành xử của bộ máy nhà nước sẽ có những thay đổi rơ rệt. Hàn Quốc là một mô h́nh đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa t́m ra được Kim Dae Jung của ḿnh, để có thể có một tấm gương tạo nguồn cảm hứng nhiều hơn cái mà tôi đă nêu trong bài viết blog đang bàn. Dĩ nhiên những người như vậy rất quan trọng. Nhưng Việt Nam không nên chờ đợi một sự mơ mộng. Những sự thay đổi cần thiết mà dân Việt Nam đang chờ đợi có thể diễn ra nếu nhiều bộ phận trong xă hội Việt Nam quan tâm đến chính trị. Và bối cảnh này, hăy tạm để các lá cờ sang một bên. Ngây thơ? Có thể. Gần đây tôi bị cáo buộc nhiều thứ c̣n tệ hơn nhiều.
Tôi xin hết với một vài câu sau cùng. Tôi cảm nhận bài tôi đă viết có một số thiếu sót nghiêm trọng và nội dung bài viết đă gây buồn ḷng và làm tổn thương nhiều người. Xin đề nghị coi đây là một bài không phản ánh bản chất tôi. Tôi chẳng muốn trở thành một kẻ gây bất hoà, dù nghịch lư là bài đó đă có chính tác động đối với không ít người. Tôi sẽ rút kinh nghiệm từ bài này và sau một thời gian chúng ta sẽ biết kêt quả là như nào.
Tiến sĩ Jonathan London
Viết từ Hong Kong
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà kinh tế chính trị học, chuyên về Việt Nam đang dạy ở Đại học Thành Phố Hong Kong. Bài đă đăng ở Bấm blog của tác giả.
(BBC)