Dù đă bước sang tuổi 78 nhưng ông Trần Mỹ Trâm vẫn hàng ngày rong ruổi khắp nơi để t́m những bức ảnh về Bác.
Cơ duyên và hành tŕnh sưu tầm những bức ảnh
Ông Trần Mỹ Trâm, SN 1935, trú tại xóm 5, xă Nam Sơn, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Trước đây, ông Trâm từng là một giáo viên cấp 2 tại thị xă Hà Tĩnh (ngày nay là TP. Hà Tĩnh). Là một thầy giáo nên hàng ngày lên lớp, tiếp xúc với học sinh ông luôn muốn truyền đạt cho các em nhưng điều hay lẽ phải để "ươm mầm cho một thế hệ trẻ" sau này.
Ông Trâm tự hào khi nói về 5 cuốn album về cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh
Đến năm 1984, ông Trâm được chuyển về công tác tại pḥng giáo dục huyện Can Lộc. Trong những chuyến đi công tác xa, ông Trâm được tiếp xúc với nhiều người. Từ đó, ông Trâm rất thích thú và nung nấu ư định sẽ sưu tầm hết những bức ảnh về Bác ở nhiều nơi.
Nghĩ là làm, mỗi lần có dịp ra Bắc vào Nam ông Trâm đều để ư xem nếu có sách, báo có in h́nh bác Hồ, ông sẽ làm quen rồi xin hay mua lại những bức ảnh, tờ báo đó để đem về. Ban đầu, những việc làm của ông Trâm khiến nhiều người thấy lạ lẫm, họ thắc mắc rằng một thầy giáo như ông th́ cố t́m những bức ảnh của Bác để làm ǵ.
Tuy nhiên, khi được ông Trâm tŕnh bày niềm đam mê của ḿnh khiến nhiều người khen ngợi và giúp đỡ. Ông Trâm chia sẻ:
"Tôi cũng không biết v́ sao nhưng với tôi, cứ thấy ảnh của Bác, tôi cứ muốn đưa về để lưu giữ lại. Tôi sợ, một ngày những bức ảnh quư giá đó bị thất lạc và mất đi th́ nay mai thế hệ trẻ sẽ thiếu vắng nhưng bức ảnh tư liệu quư giá".
Lâu dần, việc sưu tầm của ông Trâm cũng được mọi người chú ư và trân trọng. Hễ thấy nơi nào có bức ảnh hay tư liệu nào về Bác họ lại nhiệt t́nh chỉ dẫn cho ông Trâm. Hàng ngày, ông Trâm đạp xe đến các trường học hay thư viện xă để t́m những cuốn sách có in h́nh bác Hồ.
Khi t́m được, ông lại xin đưa đi in sao lại, có những khi ông Trâm c̣n phải thuê thợ chụp ảnh để chụp lại những bức ảnh về Bác. Với ông, những bức ảnh của Bác chính là phần thưởng lớn nhất của cuộc đời ông.
Ông Trâm coi những bức ảnh về cuộc đời Bác như "kho báu" của ḿnh
Thời gian trôi qua, những tấm ảnh về cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh cứ vậy dày theo năm tháng. Và cứ như vậy, ông Trâm miệt mài với niềm đam mê của ḿnh. Khi thông tin về người thầy giáo già có tâm huyết và đang sở hữu một gia tài lớn tư liều về vị lănh tụ đáng kính của dân tộc nhiều người đă t́m về. Họ muốn tận mắt được xem những bức ảnh và được nghe ông kể về những câu chuyện gắn liền với những bức ảnh đó.
Ông Trâm chia sẻ:
"Mỗi ngày, những bức ảnh về Bác Hồ về với tôi lại một nhiều hơn và nhất là khi nhiều người t́m về căn nhà nhỏ của tôi để xem những bức ảnh đó. Tôi thấy vậy là ḿnh đă thành công khi "kho báu" của tôi được mọi người coi trọng. Hi vọng một ngày gần đây nhất, tôi sẽ tổ chức được một cuộc triển lăm để có dịp trưng bày hết những bức ảnh về Bác mà tôi sưu tầm được".
5 cuốn album với gần 4.000 bức ảnh
Suốt 27 năm rong ruổi theo đuổi niềm đam mê của ḿnh, giờ đây, ông Trâm có trong tay của ḿnh gần 4.000 bức ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh. Với số ảnh lớn đó, ông Trâm cẩn thận sắp xếp và chú thích từng bức ảnh một.
Một trong những bức ảnh quư được ông Trâm lưu giữ lại
Ông Trâm chia số ảnh thành 5 cuốn album với những chủ đề khác nhau như: Chân dung Bác Hồ qua các năm, các loại h́nh nghệ thuật; Những h́nh ảnh về đời hoạt động của Bác từ năm 1911 đến 1969; Bác c̣n sống măi trong sự nghiệp của chúng ta; Gia thế Bác Hồ; Những di tích gắn với đời hoạt động của Bác và Những tư liệu gắn với đời hoạt động của Bác. Trong suốt buổi tṛ chuyện với chúng tôi, ông Trâm tự hào đem 5 cuốn album ra rồi tỉ mẩn chỉ cho chúng tôi những bức ảnh mà ông có được.
Ông hào hứng chia sẻ:
"Gần 4.000 tấm ảnh mà tôi có được, tấm nào cũng có ư nghĩa rất lớn. Nhưng bức ảnh mà tôi thấy "độc" nhất là bấy lâu nay người ta cứ bảo trong chiến thắng Điện Biên Phủ chỉ có 5 chiến sĩ thi đua xuất sắc. Vậy mà tôi lại sưu tầm được tấm ảnh có 6 chiến sỹ xuất sắc chụp chung với Bác đó".
Số lượng ảnh mà ông Trâm sưu tầm được rất lớn, v́ lẽ đó việc bố trí và mua các khung ảnh về để trưng bày những tấm ảnh đó cũng là điều làm ông trăn trở nhất. Ông chỉ mong những tấm ảnh ḿnh kỳ công t́m kiếm sẽ được lưu giữ măi măi về sau. Và khi cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ra đời đă có rất nhiều đoàn thể, cá nhân trên địa bàn t́m đến nhà xin được xem, chụp, in sao ảnh ra để mang về làm giáo án và tài liệu giảng dạy cho học tṛ.
Ông Trâm vui vẻ cho biết:
"Những lúc như thế tôi thực sự tôi rất hạnh phúc v́ qua những bức ảnh này ḿnh cảm thấy đă làm được một công việc nhỏ có ư nghĩa trong xă hội". Giờ đây, dù ông đă ở cái tuổi nghỉ ngơi, vui vầy bên con cháu nhưng ông Trâm vẫn miệt mài trên những con đường để t́m kiếm những bức ảnh quư giá về Bác..."
SH