Không thể lấy kỷ luật Đảng thay thế xử lư bằng pháp luật
Trong phần giải tŕnh việc giữ nguyên quy định về Đảng trong Điều 4 của Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Phan Trung Lư cho biết, không thể lấy việc xử lư sai phạm bằng h́nh thức kỷ luật của Đảng để thay thế cho việc xử lư bằng pháp luật...
Liên quan đến khoản 3, Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, ông Phan Trung Lư, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho biết, đa số các ư kiến đồng t́nh với quy định các tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
“Điều này có nghĩa là tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm th́ không chỉ bị xử lư, kỷ luật theo Điều lệ Đảng mà c̣n phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không thể lấy việc xử lư sai phạm bằng h́nh thức kỷ luật của Đảng để thay thế cho việc xử lư bằng pháp luật. Có ư kiến đề nghị không cần quy định khoản này v́ mọi người đều có trách nhiệm thi hành Hiến pháp và pháp luật chứ không riêng ǵ các tổ chức Đảng và đảng viên” – ông Phan Trung Lư nhấn mạnh.
Khẳng định về mặt pháp lư, tổ chức Đảng và đảng viên cũng đều được đối xử như đối với các tổ chức, cá nhân khác trong xă hội, tuy nhiên, Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp (DTSĐHP) cũng đồng t́nh với việc nhấn mạnh nghĩa vụ “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” đối với các chủ thể này bởi nó có ư nghĩa nhắc nhở các tổ chức Đảng và từng đảng viên không chủ quan, ỷ vào vai tṛ lănh đạo của Đảng; không được có các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, coi thường pháp luật.
“Bên cạnh trách nhiệm đối với Đảng, tổ chức Đảng và từng đảng viên c̣n phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm trước nhân dân, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, qua đó vừa góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bản thân, vừa tăng thêm uy tín của Đảng đối với nhân dân, với xă hội” – ông Phan Trung Lư thay mặt Ủy ban DTSĐHP nói rơ thêm.
. Không ban hành Luật Đảng
Quá tŕnh lấy ư kiến về Hiến pháp cho thấy, có ý kiến đề nghị làm rơ hơn cơ chế, phương thức lănh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xă hội, cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng. Ư kiến này đề nghị cần có luật về Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lư cho Đảng thực thi vai tṛ, sứ mệnh lịch sử của ḿnh đối với Nhà nước và xă hội, tạo sự minh bạch trong hoạt động của Đảng, tạo cơ sở cho nhân dân giám sát hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên.
Về vấn đề này, theo phân tích của Ủy ban DTSĐHP th́ “Đảng ta là Đảng cầm quyền, lănh đạo Nhà nước và xă hội. Sự lănh đạo của Đảng là lănh đạo về mặt chính trị thông qua Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng và chính sách, chủ trương lớn của ḿnh. Cách thức, nội dung lănh đạo được thể hiện linh hoạt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, từng thời kỳ. Bên cạnh đó, quy định mọi tổ chức Đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật hiện đă là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện giám sát, giúp cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, xứng đáng là lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội. Hơn nữa, việc đổi mới phương thức lănh đạo của Đảng cũng là vấn đề đang được tổng kết, nghiên cứu.”
V́ vậy, Ủy ban DTSĐHP đă đề nghị không đưa vấn đề ban hành luật về Đảng vào Hiến pháp.
“Không ai khẳng định nhiều đảng tốt hơn một đảng”
Góp ư cho Điều 4 của Dự thảo Hiến pháp, có ư kiến đề nghị yêu cầu phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập v́ như vậy mới bảo đảm dân chủ.
Về vấn đề này, Ủy ban DTSĐHP phân tích: “Về lư luận, dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, không phải có đa nguyên là có dân chủ. Dân chủ là quyền của nhân dân tự ḿnh quyết định hoặc tham gia với Nhà nước quyết định với những vấn đề nhất định. Dân chủ xă hội chủ nghĩa là một h́nh thức chính trị - nhà nước. Nó thừa nhận quyền tự do, b́nh đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính nhà nước và pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo nên chế độ dân chủ. V́ vậy, không ai khẳng định là nhiều đảng sẽ tốt hơn một đảng”.
Dẫn chứng thực tiễn ở Việt Nam, ông Phan Trung Lư cho biết, không có tiền đề cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
“Ở nước ta chỉ có một đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng ta luôn là Đảng của nhân dân, do nhân dân và v́ nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam lănh đạo Nhà nước và xă hội là sự lựa chọn mang tính lịch sử và phù hợp với thực tế, hoàn cảnh xă hội nước ta. Điều đó được thể hiện và được đảm bảo trong đạo luật cơ bản của Nhà nước là Hiến pháp” – ông Phan Trung Lư khẳng định.
Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng phân tích sâu thêm về thực tế đa đảng ở các nước khác. Theo đó, trên thế giới, tuy có nhiều nước tuyên bố theo chế độ đa đảng chính trị, nhưng thực chất vẫn chỉ là đảng đại diện cho một lực lượng xă hội duy nhất là giai cấp tư sản mặc dù các đảng này có thể có các tên gọi khác nhau. Các đảng thay nhau lănh đạo đất nước, cùng bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp tư sản. Tuy thế, giữa các đảng phái này cũng luôn có sự tranh chấp quyền lợi với nhau (thực chất là sự tranh chấp giữa các nhóm lợi ích, giữa quyền lợi của các nhóm tư bản trong từng ngành, từng lĩnh vực) và điều này thường dẫn đến t́nh trạng bất ổn về chính trị trong nội bộ đất nước, cản trở sự phát triển chung của xă hội.
“Do vậy, dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế một đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào cũng như cách thức vận hành cụ thể của bộ máy nhà nước trong từng xă hội” – Ông Phan Trung Lư nhấn mạnh.
Tổng hợp các ư kiến và phân tích từ lư thuyết tới thực tiễn, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lư thay mặt Ban soạn thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định “giữ quy định về Đảng ở mức độ như đă thể hiện trong Dự thảo Hiến pháp là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân”.
Ở dưới chế độ "Mafia XHCN" th́ không có chuyện có luật pháp chân chính,mà chỉ là luật của phe nhóm tự nặn ra để bảo vệ quyền lợi độc tôn cũng như lợi ích của băng đảng hay phe nhóm đó.Cho nên câu chử "kỷ luật Đảng" chỉ là miếng dẽ thưa che mắt thiên hạ nhằm bao che cho những thành viên trong đảng phái khi phạm pháp hoặc luật lệ của quốc gia đó. Làm ǵ có luật tại VN mà đ̣i xử trong khi mọi quyền hành cũng như luật pháp lại do chính đảng "Mafia CS" nắm giữ và thâu tóm tất cả !.
Ủy ban DTSĐHP phân tích: “...không ai khẳng định là nhiều đảng sẽ tốt hơn một đảng”.
Bọn óc heo này lư luận tới lui cũng như con kiến ḅ quanh quẩn hủ đường mà chẳng biết có thế giới xung quanh, chúng chỉ muốn có một Đảng cộng sản giành quyền lănh đạo cha truyền con nối để bóc lột dân tộc Việt Nam
Phan Trung Lư cho biết, không có tiền đề cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
“Ở nước ta chỉ có một đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng ta luôn là Đảng của nhân dân, do nhân dân và v́ nhân dân...:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.