Biết ḿnh đă suy thận độ 3, nhưng khi lấy chồng, chị V.T.T (Triệu Sơn, Thanh Hóa) vẫn quyết tâm mang thai. Mang thai song sinh, trong 5 tháng đầu thai kỳ khỏe mạnh, chị thấp thỏm mừng thầm, hi vọng sẽ không có sự cố ǵ xảy ra cho đến ngày khai hoa, nở nhụy.
Một em bé sinh non tuần 29 thai từ một người mẹ suy thận vẫn cố mang thai.Ảnh: H.Hải
Nhưng đến tuần thai thứ 27, chị T bị đau bụng dữ dội nên đă đến bệnh viện Thanh Hóa khám, các bác sĩ xác định chị bị suy thận nặng và được chuyển ra BV Phụ sản Trung ương, rồi lại được chuyển sang BV Bạch Mai điều trị.
Dù đă cố gắng kéo dài thời gian dưỡng thai, nhưng các bác sĩ cũng chỉ giữ thêm được hai tuần thai, rồi buộc phải đ́nh chỉ thai nghén, mổ lấy thai ra v́ để trong bụng mẹ thêm, cả tính mạng mẹ và con đều nguy kịch.
Hai bé trai được sinh ra, dù đă được tiêm thuốc trợ phổi trước đó nhưng v́ quá non nớt, các bé nhanh chóng rơi vào t́nh trạng suy hô hấp, phải thở máy và một bé đă không qua khỏi bởi t́nh trạng suy hô hấp quá nặng. Bé c̣n lại cũng phải trường kỳ thở máy tới 60 ngày, bên cạnh đó phải điều trị nhiễm trùng huyết do nhiễm khuẩn bệnh viện và đă may mắn qua khỏi.
“Em bé sinh ra lúc được 29 tuần, chỉ nặng 700gram và bị suy hô hấp rất nặng. Cứu sống được bé thực sự là một kỳ tích bởi . Người anh song sinh của bé đă không qua khỏi v́ bị suy hô hấp quá nặng. Bé Bin đă phải “chiến đấu” trường kỳ mới giành lại sự sống bởi em bị bệnh phổi non, nhiễm khuẩn huyết rất nặng và phải thở máy ṛng ră hơn 2 tháng trời. Đến nay, bé đă nặng 1,8kg, t́nh trạng sức khỏe ổn định”, BS Nguyễn Thành Nam, khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết.
Một trường hợp khác, sản phụ Đ.T.H (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cũng cố mang thai dù biết ḿnh suy thận. Một lần đă bị hỏng khi được 10 tuần thai chết lưu, H khấp khởi mừng khi có thai lần hai và cô cũng không bị nghén ngẩm, ăn uống tốt và lên được tới 7kg. Nhưng mang thai đến đầu tháng thứ 6 th́ chị H bị tiền sản giật, đe dọa cả tính mạng mẹ, con.
Được chuyển ra BV Phụ sản Trung ương, bác sĩ xác định chị bị tiền sản giật kèm theo suy thận, một bệnh lư rất nặng nề đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
PGS.TS Trần Danh Cường, Trưởng khoa Sản 1, BV Phụ sản TƯ cho biết, t́nh trạng bệnh nhân này rất nguy kịch cho t́nh mạng cả mẹ và con bởi thai phụ bị tiền sản giật khi tuổi thai c̣n quá nhỏ, mới 27 tuần.
Khi vào viện, bệnh nhân được khuyên đ́nh chỉ thai để cứu tính mạng mẹ, nhưng biết ḿnh không thể có cơ hội mang thai lần nữa do suy thận, chị đă kiên quyết giữ thai lại.
Mỗi người một hoàn cảnh, nhiều thai phụ đă mang trong ḿnh bệnh lư nội khoa măn tính vẫn cố có con dù rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Ảnh: H.Hải
PGS.TS Trần Danh Cường cho biết, với t́nh trạng bệnh của thai phụ này mà giữ thai lại thực sự là một cuộc “đánh đu” giữa sống - chết. “Thế nhưng chúng tôi biết gần như chắc chắn đây là cơ hội mang thai lần cuối cùng của bệnh nhân nên chấp nhận sự mạo hiểm này để em bé già thêm ngày nào hay ngày đó. Và để đảm bảo điều này, chúng tôi luôn phải theo dơi sát, chặt để kiểm soát huyết áp mẹ, theo dơi nhịp tim của con bởi ở những bà mẹ bị tiền sản giật, thai thường bị suy và mất tim thai bất cứ lúc nào. Với người mẹ, không kiểm soát được huyết áp để huyết áp tăng vọt sẽ gây tai biến cho bà mẹ bất cứ lúc nào và thai phụ này đă trải qua nhiều giây phút đối mặt với tử thần khi cố gắng kéo dài thêm thai ngày nào hay ngày đó", TS Cường nói.
Sau 2 tuần theo dơi chặt, đến tuần 29 bệnh nhân cũng được mổ lấy thai, em bé nặng 800gram, nhưng do quá yếu, suy hô hấp nên bé trai đă tử vong sau hơn 1 tuần nằm điều trị tại khoa sơ sinh.
Chị N.T.M (Ba V́, Hà Nội) bị bệnh lupus (bệnh hệ thống đă lâu năm), bác sĩ cũng khuyên chị không nên sinh con sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng. Nhưng v́ muốn để lại một giọt máu của ḿnh với chồng trên cơi đời, chị đă vượt qua nỗi sợ chết, quyết tâm mang thai. Nhưng cũng chỉ đến tuần thai thứ 28, chị sinh non em bé 1.000 gram, bị bệnh màng trong (phổi quá non), c̣n chị bị biến chứng của bệnh lupus trong quá tŕnh mang thai, gây biến chứng phù, tràn dịch màng tim, màng phổi, bụng…Rất may mắn, em bé đă sống sót.
Theo PGS.TS Trần Danh Cường, những phụ nữ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, suy thận, bệnh lupus, cao huyết áp… thường được khuyến cáo không nên mang thai. Thế nhưng không ít người phụ nữ đă “đánh cược” với số phận, cố sinh con. Có người đă được bế đứa con rứt ruột đẻ ra trong ṿng tay, nhưng cũng có những người không may mắn, em bé ra đi măi măi v́ sinh quá non ở người mẹ bị bệnh măn tính.
Tuy nhiên cũng rất nhiều thai phụ không biết ḿnh có các bệnh lư nội khoa kèm theo, khi mang thai mới phát hiện. V́ thế, để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, phụ nữ nên đi khám trước khi có ư định mang thai để biết được về t́nh trạng sức khỏe của ḿnh. Trong quá tŕnh mang thai cũng cần khám thai và siêu âm định kỳ để phát hiện các nguy cơ tai biến sản khoa nếu có.
(Theo Dân trí)