Tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đồng Euro (Eurozone) tăng kỷ lục, theo các số liệu chính thức.
Tỷ lệ thống kê điều chỉnh định kỳ cho tháng Tư là 12,2%, tăng so với mức 12,1% của tháng trước.
Thêm 95.000 người không có việc làm ở 17 quốc gia sử dụng đồng Euro, đưa tổng số lên đến 19.380.000 người.
Cả Hy Lạp và Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp trên 25%. Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất là ở Áo với mức 4,9%.
Văn pḥng thống kê của Ủy ban châu Âu, Eurostat, cho biết Đức có tỷ lệ thất nghiệp là 5,4% trong khi Luxembourg là 5,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là ở Hy Lạp (27,0% trong tháng 2/2013), Tây Ban Nha (26,8%) và Bồ Đào Nha (17,8%).
Ở Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai của châu Âu, số lượng người thất nghiệp tăng cao mức kỷ lục mới trong tháng Tư.
"Chúng tôi không thấy ổn định trong tỷ lệ thất nghiệp trước thời điểm giữa năm tới", Frederik Ducrozet, kinh tế gia tại Credit Agricole ở Paris cho biết.
"Các số liệu ở Pháp vẫn c̣n xấu đi."
‘Khủng hoảng xă hội’
"Chúng tôi phải đối phó với cuộc khủng hoảng xă hội, được thể hiện đặc biệt trong xu hướng lan rộng của thanh niên thất nghiệp, và phải đặt nó ở trọng tâm của hành động chính trị"
Tổng thống Italy Giorgio Napolitano
Thất nghiệp ở thanh niên vẫn là quan ngại đặc biệt. Vào tháng 4/2013, 3,6 triệu người ở độ tuổi dưới 25 không có việc làm ở khu vực đồng Euro, khiến dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp là 24,4%.
Số liệu từ chính phủ Ư cho thấy 40,5% thanh niên ở Ư bị thất nghiệp.
"Chúng tôi phải đối phó với cuộc khủng hoảng xă hội, thể hiện đặc biệt trong xu hướng thanh niên thất nghiệp lan rộng, và phải đặt nó là trọng tâm của hành động chính trị", Tổng thống Italy, Giorgio Napolitano, nói.
Trong ṿng 12 tháng tính đến tháng Tư, 1,6 triệu người đă bị mất việc làm ở khu vực đồng euro.
Trong khi con số thất nghiệp tại khu vực châu Âu tăng ở tháng thứ 24 liên tiếp, với tỷ lệ thất nghiệp trên toàn Liên minh châu Âu gồm 27 thành viên duy tŕ ở mức 11%.
Khu vực Eurozone đang ở trong đợt suy thoái kéo dài nhất kể từ khi khối này được thành lập vào năm 1999.
Với mức 1,4%, lạm phát hiện thấp hơn mức mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra.
Chi tiêu của người tiêu dùng vẫn ở mức thấp.
Số liệu công bố hôm thứ Sáu cho thấy doanh số bán lẻ tại Đức giảm 0,4% trong tháng Tư so với tháng trước.
Đầu tuần này, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) dự đoán rằng tăng trưởng của nền kinh tế khu vực đồng Euro sẽ giảm 0,6% trong năm nay.
C̣n theo Carsten Brzeski, chuyên gia kinh tế của ING, theo kinh nghiệm trong quá khứ th́ khu vực Eurozone cần tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 1,5% để tạo ra công ăn việc làm.
BBC