Chỉ với một đoạn cây dài hơn 1m bôi một lớp keo dính, một điện thoại có thẻ nhớ phát nhạc tiếng chim, mỗi ngày, những "thợ săn" có thể bắt hàng trăm con chim sẻ. Cứ t́nh trạng săn bắt tràn lan như vậy, chẳng bao lâu nữa, loài chim hiền lành, gần gũi với con người, với làng quê, có khả năng sẽ bị xóa sổ.
Chết v́ đặc tính cứu giúp đồng loại
Thời gian gần đây, tại B́nh Định xuất hiện những nhóm người chuyên đi đánh bắt chim sẻ theo kiểu "tận diệt" khiến người dân rất bức xúc.
Theo phản ánh của người dân,
Xa lộ Pháp luật theo chân những người bắt chim sẻ để t́m hiểu công nghệ đánh bắt của họ.
|
Lũ chim sẻ dễ dàng mắc bẫy các thợ săn v́ thói quen “hiệp nghĩa” cứu đồng loại. |
Ba cặp thợ săn chim sẻ xuất phát bằng xe máy từ khu vực chợ Long Định (xă Cát Sơn, huyện Phù Cát, B́nh Định). Trên mỗi xe đều có một chiếc lồng nhốt chim, mấy đoạn gỗ nhỏ, dài hơn 1m, dây cao su.
Những thanh niên này cho biết, họ đến từ huyện Tây Sơn (B́nh Định), người th́ làm thợ hồ, người sửa xe máy… nhưng thời gian gần đây chuyển nghề đi bắt chim sẻ v́ thấy... kiếm ăn được.
Mỗi buổi sáng, họ lại đèo nhau đi, hai người một xe máy đến khắp các huyện trong tỉnh để bắt chim sẻ bán cho các quán nhậu đặc sản ở thành phố Quy Nhơn.
8h, khi trời hửng nắng, những chú chim sẻ bắt đầu bay lượn kiếm ăn, đậu trên nóc nhà dân, dây điện… Đó cũng là thời điểm 3 cặp thanh niên chia nhau đi nhiều hướng, bắt đầu ngày làm việc mới.
Phóng viên cũng lặng lẽ bám theo một cặp thanh niên bẫy chim ở ngay gần chợ Long Định. Chạy một đoạn đến khu dân cư đông đúc gần UBND xă Cát Sơn, hai "thợ săn" dừng lại, chuẩn bị đồ nghề bắt chim sẻ. Nói là "đồ nghề" chứ thực ra chỉ là một đoạn cây gỗ dài hơn 1m, mấy sợi dây cao su được cắt từ ruột xe đạp, xe máy, một b́ chứa keo dán loại đặc biệt. Quan trọng nhất trong đồ nghề có lẽ là chiếc điện thoại loại có thẻ nhớ để có thể phát nhạc.
Vừa xuống xe, họ bắt đầu tiến về phía trụ điện bên đường. Một thanh niên lấy keo bôi gần kín khúc cây, rồi đặt sát vào trụ điện. Người kia dùng dây cao su cột chắc lại. Xong xuôi, họ bắt đầu bật nhạc điện thoại đặt bên cạnh trụ điện.
Từ điện thoại, bản nhạc thu sẵn phát ra tiếng chim sẻ kêu như đang bị nạn. “Cột cây gỗ thế kia để "ngụy tạo" chỗ đậu cho chim sẻ. C̣n bản nhạc là dựa theo đặc tính của chúng. Chim sẻ là loài sống theo bầy đàn, hễ nghe thấy tiếng đồng loại đang bị nạn là lao xuống ứng cứu và mắc bẫy. Chỉ đơn giản thế thôi”, người "thợ săn" chia sẻ.
Đúng như lời người này, khi âm thanh "kêu cứu" từ chiếc điện thoại cất lên, chưa đầy 5 phút, một bầy chim sẻ từ nóc nhà bên cạnh bay tới đậu lên trụ điện có thanh gỗ bôi keo. Quan sát một chút, một con, hai con, rồi gần chục chú chim từ dây điện lao xuống đậu vào thanh gỗ. Bị nhựa dính chân, chúng vùng vẫy, tiếp tục kêu cứu.
Lúc này th́ không cần dùng đến điện thoại nữa. Những chú chim dính bẫy trong lúc kêu cứu tuyệt vọng, lại tiếp tục khiến đồng loại mắc nạn. Tiếp tục nhiều con chim khác lao xuống đậu trên thanh gỗ, chẳng mấy chốc đă được hàng chục con.
Khi thấy số chim trên trụ điện đă hết, một người tiến đến tháo thanh gỗ xuống. Người c̣n lại gỡ số chim dính bẫy cho vào lồng, rồi tiếp tục chuyển sang đặt bẫy ở trụ điện cách đó khoảng 100m. Kịch bản lại tiếp diễn như lúc trước.
Theo quan sát của phóng viên, chỉ chưa đầy hai tiếng đồng hồ, chiếc lồng to hai "thợ săn" mang theo đă đựng đầy chim sẻ. Họ cho biết số lượng áng chừng khoảng 100 chú chim. Việc săn bắt chỉ dừng lại khi mặt trời đứng bóng.
"Trời nắng gắt, chim sẻ sẽ đi trú nắng, không xuống bẫy nữa. V́ thế, ngày làm việc của bọn tôi chỉ khoảng từ 8- 10h. Những thời gian khác, chim bay rời rạc khắp nơi, bẫy không hiệu quả", một thanh niên chia sẻ.
Thịt chim sẻ là "thần dược" pḥng the?
Cột lồng và cây bẫy chim lên xe xong xuôi, một thanh niên liền gọi điện cho hai nhóm "đồng nghiệp", hẹn tập trung lại để về TP. Quy Nhơn tiêu thụ chim. Tiếp tục theo chân họ, hóa ra chim sẻ được bán chủ yếu cho các quán nhậu đặc sản.
“Trước đây, chim sẻ chỉ có giá 3 – 4 ngàn đồng một con nhưng gần đây, chẳng hiểu v́ lư do ǵ, các quán lại mua giá rất cao từ 8 - 10 ngàn đồng”, một "thợ săn" cho biết.
Theo chân những thanh niên này, phóng viên đă đến quán đặc sản U.H ở đường Hùng Vương để xem họ bán chim.
Tại quán, sau khi kiểm đếm, tổng số chim trong 3 chiếc lồng của cả nhóm thanh niên là 310 con. Với giá 10 ngàn một con, họ được hơn 3 triệu đồng. Nếu chia b́nh quân, mỗi người được 500 ngàn đồng cho khoảng hai giờ đồng hồ làm việc.
“Nói chung là công việc nhàn nhă, thu nhập lại cao, muốn làm th́ làm, muốn nghỉ th́ nghỉ nên hiện nay, có rất nhiều người cũng gia nhập đội quân bắt chim sẻ như chúng tôi”, một thanh niên chia sẻ trước khi ra về.
Hỏi bà chủ quán chuyện tại sao chim sẻ được giá thế, người phụ nữ này không hề giấu giếm: "Nghe đâu họ nói tiết chim sẻ có công dụng cường dương, có khả năng chữa được cả bệnh ung thư, c̣n thịt chim sẻ th́ có tác dụng bổ âm nên gần đây nhiều đại gia, quư bà hay đến quán gọi chim sẻ sống để cắt lấy tiết pha rượu uống, c̣n thịt th́ nướng, quay…, mỗi con như thế chị chỉ lấy giá 15 ngàn đồng.
Nhờ thế, chim sẻ giờ đă “lên đời” chứ không c̣n là món nhậu b́nh dân cho các bợm nhậu như trước kia nữa. Nếu có mối em cứ thu mua đi rồi gửi xe vào đây cho chị. Miễn sao chim c̣n sống là được, bao nhiêu chị cũng mua hết".
Về khả năng chữa bệnh của tiết, thịt chim sẻ, dược sĩ Đông y Lương Cao Khải (B́nh Định) cho biết, trong y học cổ truyền, thịt chim sẻ cũng có tính chữa bệnh, nhưng hiệu quả không đáng kể. V́ thế, thịt chim sẻ thường được dùng với công dụng bồi bổ sức khỏe là chính.
Về tiết chim sẻ, trong dân gian, người ta hay dùng để chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em. C̣n chuyện đồn đại công dụng bổ thận, tráng dương của tiết chim sẻ th́ chưa ai thẩm định nên có khả năng chỉ là những đồn đoán thất thiệt.
Một chuyên gia khác về Đông y cho biết, theo dinh dưỡng y học cổ truyền, thịt chim sẻ vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ ngũ tạng, tráng dương, ích khí, được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tạng phủ hư tổn, gầy yếu khó thở, nhất là người cao tuổi thận khí suy nhược, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện nhiều lần về đêm, phụ nữ sau khi đẻ mỏi mệt, đau lưng, khí hư, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng t́nh dục; tiết chim sẻ vị ngọt, tính ấm, có công dụng dưỡng âm, bổ huyết, cường dương, được dùng cho những người yếu mệt, kém sinh lư, hay hoa mắt chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu và suy nhược...
Nhưng để đạt được hiệu quả bổ thận, tráng dương tốt nhất, cổ nhân thường phối hợp dùng chim sẻ với một số vị thuốc và chế biến thành những món ăn, bài thuốc độc đáo. Việc ăn thịt và uống tiết chim không có sự chỉ dẫn của chuyên gia, sẽ không mang lại tác dụng chữa bệnh.
Chữa bệnh đâu chưa thấy, trước mắt đă nh́n thấy việc săn bắt theo kiểu "tận diệt" chim sẻ thời gian qua cũng đă gây lo lắng. Thấy quá xót xa, nhiều người đă ra xua đuổi và “dọa” sẽ gọi công an đến can thiệp. Khi đó, các "thợ săn" chim mới chịu dời đi. Nhưng hễ nơi nào không có người xua đuổi, họ cứ thản nhiên tận diệt chim trời.
"Cứ t́nh trạng săn bắt tràn lan thế này, chẳng bao lâu nữa, các làng quê sẽ không c̣n bóng chim sẻ, một loại chim gần gũi thân quen và có ích cho nhà nông", một người dân lắc đầu nhận định.
Theo
Xa lộ pháp luật