Giới đầu tư ngoại quốc đ̣i hỏi nhà nước CSVN 'đổi mới' một lần nữa khi cho rằng hầu hết các quốc gia Châu Á đều đạt tỉ lệ tốc độ tăng trưởng trên 6%, trong khi Việt Nam “́ ạch” chưa vượt khỏi 5.5%.
Chủ tịch AMCHAN đ̣i Việt Nam phải “đổi mới lần thứ hai.” (H́nh: báo Tuổi Trẻ)
Tại hội nghị mang tên “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam” do Ngân Hàng Thế Giới và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư phối hợp tổ chức hôm 3 Tháng Sáu vừa qua, phần lớn đại diện các hiệp hội, tổ chức kinh tế ngoại quốc đều gay gắt đ̣i Việt Nam cần phải “đổi mới lần thứ hai.”
Một loạt diễn giả “đăng đàn,” gồm chủ tịch Pḥng Thương Mại và Công Nghiệp Hoa Kỳ (AMCHAM); Nam Hàn (KORCHAM); Liên Âu (EUROCHAM); Nhật Bản tại Việt Nam... đă “nổ những phát súng” chỉ trích mạnh mẽ chính sách hiện hành của nhà nước CSVN.
Hầu hết các ông này đều chê Việt Nam “chậm chân,” tŕ trệ; và thẳng thắn yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên “hành động thay v́ nghe và hứa suông.”
Báo Tuổi Trẻ trích dẫn tuyên bố của ông Mark Gillin, chủ tịch Pḥng Thương Mại và Công Nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng Việt Nam chậm thi hành các biện pháp cải cách hoạt động của các công ty sở hữu nhà nước; chậm ngăn chận tham nhũng và điều hành nền kinh tế quá kém.
Theo ông, cán bộ lănh đạo nhà nước Việt Nam thường đổ thừa “đặc thù” của đất nước ḿnh để “khỏi phải làm ǵ cả” cho các mục tiêu kể trên.
Ông Mark Gillin là người “nổ phát súng đầu tiên” nhắm vào việc nhà nước Việt Nam chậm thực hiện một số cải cách căn bản khiến nền kinh tế gánh chịu hậu quả. Theo ông, hầu hết các quốc gia Châu Á đều đạt tỉ lệ tăng trưởng trên 6% trong năm 2012, trong khi Việt Nam vẫn ́ ạch để bị hạ thấp tốc độ tăng trưởng xuống c̣n 5.1% trong năm nay.
Ông Mark Gillin cho rằng Việt Nam cần thêm một lần “đổi mới” nữa để thiết lập môi trường kinh doanh b́nh đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, đồng thời với việc loại trừ nạn tham nhũng.
C̣n theo ông Preben Hjortlund, chủ tịch Pḥng Thương Mại Liên Âu, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam, tính đến Tháng Ba, 2013, chỉ đạt 48 điểm, dưới cả mức trung b́nh. Ông này than phiền chính sách “sưu cao thuế nặng,” sự phạt vạ và kiểm soát vô tội vạ của nhà nước Việt Nam gây khó cho các nhà đầu tư không ít.
Ông Preben Hjortlund chỉ trích một số chính sách quái gở của nhà nước Việt Nam, chẳng hạn như việc hạn chế tiền quảng cáo của các doanh nghiệp dưới 10% chi phí hoạt động của họ hiện nay.
Riêng ông Motonobu Sato, chủ tịch Pḥng Thương Mại Nhật Bản tại Việt Nam, th́ cảnh cáo rằng mức độ đầu tư của nước này tại Thái Lan trong năm 2012 nhiều gấp ba lần mức đầu tư ở Việt Nam. Điều này, theo ông Sato, nền luật pháp lộn xộn, mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương; giữa địa phương này với địa phương khác khiến Việt Nam mất dần tính chất hấp dẫn. Ông Sato c̣n quả quyết rằng ḍng vốn đầu tư trên thế giới sẽ đổ dồn vào các quốc gia khác, thay v́ vào Việt Nam.
Cũng trong dịp này, chủ tịch Pḥng Thương Mại Nam Hàn nêu một thí dụ cho thấy, nhà nước Việt Nam chậm phê duyệt các dự án của doanh nghiệp nước ông. Một công ty Nam Hàn nhận được giấy chứng nhận đầu tư hồi năm 2007 để xây dựng một khu kỹ nghệ lớn. Thế nhưng, nhưng suốt 6 năm qua, dự án của công ty này vẫn chưa được thẩm định xong.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh chủ tọa cuộc hội nghị nói trên, cuối cùng cũng đăng đàn để... hứa hẹn, mặc dù trước đó đă được yêu cầu “nên làm chứ đừng hứa hẹn nữa.”
Ông này lại hứa sẽ “tập trung tháo gỡ khó khăn, cải cách chính sách thuế; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước...” Lời tuyên bố của năm 2013 giống y hai mươi năm trước đây.
Nguồn: Nguoiviet