-Vài ngày qua, tin tức gây tranh căi nhiều nhất trên các trang báo điện tử, các mạng xă hội là vụ người dân ở Nghệ An đánh chết 1 kẻ trộm chó và ngăn không cho xe cứu thương vào cấp cứu kẻ c̣n lại. Mạng người và mạng chó được đặt lên bàn cân trong một cuộc tranh căi không hồi kết.
|
Người dân thôn 3, xă Tân Thành vây kín, không cho lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường. |
Những tin tức liên quan đến trộm chó nối nhau chạy lướt qua màn h́nh máy tính của tôi như một cơn ác mộng: “Trộm chó, hai thanh niên bị đánh chết”, “Trộm chó bị người dân đánh chết, đốt xe máy”, “Nhiều kẻ trộm chó bị đánh thương vong”, “Đuổi theo kẻ trộm chó, một cán bộ văn pḥng tỉnh ủy bị bắn chết”...
Rơ ràng, liên quan đến trộm chó, không chỉ kẻ trộm bị đánh chết mà cả người lương thiện cũng đă mất đi mạng sống của ḿnh, giống như một ṿng ân oán luân hồi không biết đến khi nào mới ngừng lại.
Trở lại với vụ việc mới diễn ra tại huyện Yên Thành (Nghệ An) ngày 10/6, khi mà hai kẻ trộm chó đă bị đánh tới nỗi một chết, một thương nặng, vậy mà những người dân ở đó lại c̣n cản đường không cho xe cứu thương vào hiện trường, chống lại cả cảnh sát, th́ tôi cho rằng câu chuyện đă bắt đầu phát triển theo một chiều hướng không mấy tốt đẹp.
Ai nh́n vào sự việc này cũng thấy, v́ pháp luật chưa thực thi được hết quyền lực của nó đă dẫn tới t́nh trạng hành xử một cách rất “bầy đàn” như ngày hôm nay. Nhiều người cho rằng, nếu giao kẻ trộm chó lên công an, cùng lắm kẻ bất lương cũng chỉ bị phạt hành chính trong khi bọn trộm chó giờ đă tụ họp thành băng đảng, có vũ khí nóng, sẵn sàng giết người để chống trả. Vậy nên nếu bắt được kẻ trộm, nên để cho dân tự xử.
Nhưng nếu nói như thế th́ chúng ta sinh ra pháp luật để làm ǵ, pháp luật tồn tại để làm ǵ nếu như cả cộng đồng không tin vào nó, không cảm thấy thỏa măn với những điều kiện của nó? Cách hành xử theo lối “phép vua thua lệ làng” và bầy đàn chỉ có thể tồn tại ở thời kỳ sơ khai, c̣n một khi xă hội loài người đă đạt tới một tŕnh độ văn minh nhất định, họ bắt buộc phải thượng tôn luật pháp, v́ đó là công cụ hữu hiệu nhất để điều chỉnh mọi hành vi của đời sống.
Không quá lời khi nói có một “cuộc chiến” bất phân thắng bại đă nổ ra quanh vụ giết kẻ trộm chó ngày 10/6. Mạng người và mạng chó đă được đem ra đặt lên bàn cân, người th́ nói rằng giết một mạng người để bảo vệ một mạng chó là không công bằng, kẻ th́ bảo giờ đây có nhiều người nhân cách không bằng một con chó, v́ vậy đừng cho rằng mạng ḿnh th́ quư c̣n mạng chó th́ không ra ǵ.
Cũng có người nh́n xa hơn, nói rằng nguyên nhân của những vụ án rùng rợn này xuất phát từ chính nhu cầu tiêu thụ thịt chó của phần đông người dân Việt Nam. Có người ăn thịt chó tất sẽ có kẻ đi bắt trộm chó để bán kiếm tiền, bần cùng sinh đạo tặc, thời nào chẳng thế, nếu bây giờ toàn xă hội “cai thịt chó” th́ chó không phải chết mà người cũng được sống. Ư kiến này không phải là không có lư.
Nhưng người Việt ḿnh liệu có “cai” được thịt chó không? Tôi e là không dễ dàng ǵ mà phần đông dân số từ bỏ được món khoái khẩu của ḿnh, vậy th́ ta phải sống chung với lũ trộm chó và món thịt chó thế nào đây? Làm thế nào để những vụ việc ghê rợn như giết người- thiêu xe v́ mất chó không c̣n tiếp diễn nữa là một câu hỏi vô cùng khó trả lời.
Phận người và phận chó, tuy cách xa như đất với trời mà sao giờ đây lại có cảm giác như đang ḥa làm một. Chó không được quyền sống hết cuộc đời của nó, đa phần đều kết thúc số phận trong cái dạ dày của con người. Người nhiều khi v́ chó mà cũng không đi hết được con đường của ḿnh, có khá nhiều kẻ đă bị đánh chết trong tủi nhục, không khác ǵ phận chó.
Chúng ta sẽ phải lựa chọn thế nào đây, mạng người hay mạng chó, hay là một xă hội mà trong đó luật pháp phải được tôn trọng tuyệt đối, phải phát huy hết công năng của nó và sâu sát với cuộc sống chứ không phải lửng lơ trên trời?
Nếu những kẻ trộm chó bị xét xử thật nặng v́ tính nghiêm trọng và mức độ ảnh hưởng đến b́nh yên xă hội của tội danh này th́ tôi tin rằng, trong tương lai, những vụ việc ghê rợn kinh hoàng như ở Yên Thành sẽ bớt dần đi. Đừng quan niệm rằng con chó là con vật th́ chỉ xử ở mức như thế chứ không thể hơn, pháp luật do con người sinh ra để phục vụ con người, tại sao lại không được quyền có ngoại lệ v́ một cuộc sống tốt đẹp hơn?
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, những phản ứng dữ dội của người dân ở Yên Thành vừa qua đă chứng tỏ một điều, niềm tin vào sự nghiêm minh của luật pháp trong họ đă bị lung lay quá mất rồi. Tôi hy vọng những người có trách nhiệm và hoạt động trong lĩnh vực lập pháp và hành pháp sẽ có nhiều điều quư báu rút ra từ những vụ việc này để có những thay đổi quan trọng nhằm văn hồi sự b́nh yên trong xă hội.
Những vụ giết người tập thể trong một trạng thái kích động mạnh, dù là lư do ǵ th́ cũng không thể chấp nhận nổi, bởi nó chỉ chứng tỏ con người chưa kiềm chế được bản năng sơ khai trong khi chính họ, ở những thời điểm tỉnh táo và anh minh hơn, đă đặt ra luật pháp. Xúm nhau vào để đánh đến chết một kẻ phạm tội không phải là một cảnh tượng hay ho cho những đứa trẻ nh́n vào, bởi nó chỉ gợi lên trong ḷng chúng những tư tưởng bạo lực man rợ và chất chứa hận thù trong khi đó hoàn toàn không phải là điều mà một xă hội văn minh và đề cao nhân tính muốn hướng tới.
DV