Liên quan đến việc Công an Hải Dương phải bồi thường 650 triệu đồng cho các chủ lô hàng bạch tuộc bị phân hủy, nhiều người băn khoăn trách nhiệm hoàn trả ngân sách Nhà nước của công an Hải Dương từ hành vi làm sai pháp luật của ḿnh.
Việc công an Hải Dương có buổi đối thoại, thỏa thuận với chủ lô hàng bạch tuộc bị phân hủy và chấp nhận bồi thường thiệt hại là đúng với quy định pháp luật.
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đă nêu rơ: Việc bồi thường phải kịp thời, công khai, đúng pháp luật. Bồi thường dựa trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ.
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng quy định: Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Do đó việc sử dụng ngân sách Nhà nước để bồi thường kịp thời và khắc phục hậu quả cho người bị thiệt hại là cần thiết.
Ảnh minh họa
Trao đổi với phóng viên báo Nguoiduatin.vn, luật sư Trương Toàn Thắng, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết: Việc sử dụng ngân sách Nhà nước không có nghĩa là không xem xét truy cứu trách nhiệm của cán bộ, người thi hành công vụ làm sai, làm không đúng pháp luật dẫn đến việc Nhà nước phải bồi thường. Việc trích ngân sách Nhà nước ra để bồi thường chỉ là giai đoạn bước đầu của trách nhiệm bồi thường. Ngay sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải xem xét trách nhiệm của từng cá nhân sai phạm để những người này hoàn trả cho ngân sách nhà nước".
Tại điểm b, khoản 2, điều 10 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đă ghi nhận nghĩa vụ của người thi hành công vụ đă gây ra thiệt hại. Trong đó có một nghĩa vụ quan trọng đó là “hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đă bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Như vậy, có nghĩa là việc trích ngân sách Nhà nước ra bồi thường ở đây được xem như là việc “tạm ứng” tiền trước sau đó sẽ truy trách nhiệm của người sai phạm để bù đắp một phần hoặc tất cả số tiền đă “tạm ứng”.
Vụ việc ở Công an Hải Dương có thể xem như một việc điển h́nh cho “cơ chế” bồi thường của Nhà nước khi người thi hành công vụ làm sai và gây thiệt hại cho người dân. Trên cơ sở vụ việc đó cũng cần hiểu rơ trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm của người thi hành công vụ.
Đại tá Cao Ngọc Lan - phó giám đốc Công an tỉnh Hải Dương cũng đă cho biết: “Trước mắt, chúng tôi sử dụng nguồn kinh phí của Công an tỉnh Hải Dương để giải quyết bồi thường với người dân. Việc giải quyết đă được chúng tôi tiến hành xong. C̣n việc làm rơ trách nhiệm những người liên quan cũng sẽ được chúng tôi giải quyết trong thời gian tới”.
Thiết nghĩ, sau khi xem xét, đánh giá các hành vi sai phạm, công an Hải Dương cũng nên công bố công khai việc hoàn trả, bù đắp lại ngân sách nhà nước liên quan đến vụ việc bồi thường này cụ thể ra sao. Có như vậy nhân dân mới tin tưởng vào việc thực thi và áp dụng pháp luật.
AP