“Tôi cũng già yếu rồi, chỉ mong nhà nước sớm cho vợ chồng tôi hoàn thành tâm nguyện được hiến xác cho y học trước khi nhắm mắt xuôi tay. Đó cũng là mong muốn lớn nhất của tôi trong suốt quăng đời c̣n lại”, bà Khôi tâm sự.
Người dân xứ Nghệ xôn xao bởi câu chuyện cặp vợ chồng ở quê lúa Yên Thành viết đơn tự nguyện hiến xác cho ngành y sau khi qua đời. Việc làm ư nghĩa này là của vợ chồng ông Trần Đức (SN 1937) và bà Nguyễn Thị Khôi (SN 1961) trú ở xóm Hồng Lĩnh, xă Nhân Thành, huyện Yên Thành.
|
Bà Khôi kể lại cuộc đời đày gian truân của ḿnh và việc tự nguyện viết đơn hiến xác cho y học. |
Chuyện t́nh đẫm nước mắt của hai phận người
Sinh ra và lớn lên trong một gia đ́nh có truyền thống cách mạng tại vùng đất địa linh nhân kiệt xă Nhân Thành, huyện Yên Thành, học xong cấp 3, cô thiếu nữ Nguyễn Thị Khôi lên đường nhập ngũ. Trước khi đi, cô cũng có mối t́nh với anh chàng làm công an ở địa phương. Tuy nhiên, sau 2 năm yêu nhau th́ t́nh cảm rạn nứt, chàng trai đi lấy người khác.
Xuất ngũ trở về, một phần v́ sức trẻ, một phần buồn phiền chuyện t́nh, cô t́nh nguyện đi làm công nhân phủ xanh đồi trọc. Đến năm 1987 th́ cô về đi học 2 năm ở trường cán bộ quản lư giáo dục Nghệ Tĩnh.
Ra trường với tấm bằng loại giỏi, Khôi được phân về công tác ở pḥng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thành. Trong thời gian này, cô kết duyên với người đàn ông ở xă Long Thành, huyện Yên Thành và có với nhau người con đầu trai là Đặng Hoàng Anh (SN 1992). Khi đang mang bầu lần thứ hai, do bị chồng đánh đập, chửi bới nên cô quyết định ly hôn, về nhà mẹ đẻ sinh sống. Đến năm 2001, cô Khôi về nghỉ hưu do sức khỏe không đảm bảo.
|
Ông Đức và bà Khôi nên duyên chồng vợ trong một hoàn cảnh vô cùng éo le |
Nhớ lại quăng đời đầy tủi phận của ḿnh, bà Khôi không cầm được nước mắt. Bà nói nhiều khi nghĩ lại không ngờ bản thân có nghị lực, sức sống mănh liệt như vậy. Nhưng rồi
hạnh phúc nhỏ nhoi cũng mỉm cười cho bà được gặp ông Đức, người chồng thứ 2. Chuyện t́nh của ông bà bắt nguồn từ nơi mà hiếm ai nghĩ đến, đó là bệnh viện.
Năm 2006, bà Khôi bị bệnh và vào viện Lao phổi Nghệ An để điều trị. Tại đây bà gặp ông Đức, bộ đội phục viên, thương binh 4/4, nhiễm chất độc da cam và tỉ lệ mất sức 61% cũng đang điều trị. Do vợ và các con ông đă bỏ rơi, không ai đoái hoài nên ông một thân một ḿnh nơi bệnh viện. Thương cảm cho số phận của người đồng hương bằng tuổi cha, chú, bà Khôi tự nguyện chăm sóc ông dù bản thân cũng đang bị bệnh. T́nh cảm lớn dần lên, hai người kết hôn để tiện bề chăm sóc cho nhau khi sau này ốm đau, già yếu.
|
Lá đơn tự nguyện hiến xác do hai vợ chồng ông Đức, bà Khôi viết, kư xác nhận |
Tự nguyện hiến xác cho y học
Sau thời gian về ở với nhau, vợ chồng bà Khôi gặp rất nhiều khó khăn, ông thường xuyên bệnh tật phải đi hết viện này đến viện khác. Một lần chăm sóc chồng trong viện, bà Khôi biết được thông tin hiến xác cho y học để phục vụ nghiên cứu khoa học qua ti vi nên trao đổi với chồng: “Vợ chồng ḿnh sau này chết mà được hiến xác cho y học th́ tốt biết bao, như vậy th́ thân thể của ḿnh cũng có ích cho đời”. Nghe vợ nói vây, ông Đức cũng đồng t́nh hưởng ứng: “Tôi cũng nghĩ vậy, nếu bà đồng ư th́ vợ chồng ḿnh viết đơn tự nguyện hiến xác cho nhà nước”.
Mọi người ở viện khi nghe hai ông bà trao đổi th́ phản ứng kịch liệt và cho rằng hai người có vấn đề. Bởi theo họ trong khi bao nhiêu người chết trôi sông, ngoài biển dù mất bao nhiêu tiền cũng cố gắng t́m xác về chôn cất th́ hai ông bà lại có ư định điên rồ. Nhưng, bỏ ngoài tai, đôi vợ chồng già âm thầm thực hiện kế hoạch của ḿnh.
|
Trong sự nghiệp giáo dục của ḿnh, cô giáo Khôi đạt được rất nhiều thành tích, bằng, giấy khen |
|
Cô giáo Khôi đă vinh dự được tặng "Kỷ niệm chương v́ sự nghiệp giáo dục" |
Nói về kế hoạch của ḿnh, bà Khôi tâm sự: “Lúc đầu vợ chồng tôi định ra viện sẽ làm đơn luôn, song v́ lúc đó con tôi c̣n nhỏ nên quyết định để đến lúc nó đủ 18 tuổi th́ sẽ viết đơn nguyện hiến xác cho trường Đại học Y khoa Vinh để phục vụ nghiên cứu”. Đến tháng 3/2011, vợ chồng ông bà viết đơn gửi cho trường bày tỏ ư định tự nguyện hiến xác. Trong đơn có đoạn viết: “Đây là tâm nguyện lớn nhất của vợ chồng chúng tôi, mong được góp một phần nhỏ cho ngành y tỉnh nhà. Cũng là tấm ḷng tri ân của gia đ́nh chúng tôi đối với xă hội, với Bác Hồ, với Đảng kính yêu, đem lại cuộc sống hạnh phúc ngày nay”.
Những tâm sự cuối đời
|
Căn nhà sập sệ, nơi bà Khôi và người mẹ già cùng đứa con trai đang sinh sống |
Mặc dù đă làm đơn từ năm 2011, hai lần vào gặp hiệu trưởng trường đại học Y khoa Vinh nhưng bà Khôi cho biết hiện tại giấy tờ về việc hiến xác cho nhà trường vẫn chưa hoàn tất do c̣n vướng mắc một số thủ tục. Dù vậy, bà Khôi vẫn khẳng định: “Kể từ khi viết đơn xin tự nguyện hiến xác cho y học th́ thi thể vợ chồng tôi đă thuộc về họ. Mỗi lần nghĩ như vậy là tôi lại thấy rất tự hào”.
Thời gian gần đây, sức khỏe của
vợ chồng bà ngày một yếu đi. Ông Đức bị bệnh ung thư phổi sau nhiều năm được bà Khôi chăm sóc chữa trị, nay do khánh kiệt kinh tế nên bà để cho cô con gái riêng của ông đưa về chăm sóc. C̣n bà hiện chăm sóc người mẹ già đă tuổi cao sức yếu và đứa con đang đi học ngoài Hà Nội.
“Tôi cũng có dấu hiệu già yếu rồi, chỉ mong nhà nước sớm cho vợ chồng tôi hoàn thành tâm nguyện của ḿnh trước khi nhắm mắt xuôi tay. Đó cũng là mong muốn lớn nhất của tôi trong suốt quăng đời c̣n lại”, bà Khôi tâm sự.
TM