Theo nhiều du học sinh, hội chứng “sốc văn hóa ngược” khi trở về Việt Nam thường nặng nề hơn “sốc văn hóa xuôi” khi ra nước ngoài.
Phạm Thùy Linh (b́a phải) - DHS ngành tài chính - kế toán Trường ĐH Charleston, Mỹ quyết trở về nước làm việc sau khi tốt ngh
Từ “sốc văn hóa ngược” (reverse culture shock), du học sinh (DHS) khi trở về nước rất khó t́m được việc làm vừa ư trong một cơ quan nhà nước hoặc của doanh nghiệp Việt Nam. Khi đó nhiều DHS buộc phải chọn làm cho các công ty nước ngoài hoặc tiếp tục đi… du học ở một tŕnh độ cao hơn.
Sốc từ giao tiếp đến môi trường làm việc
Theo chia sẻ của nhiều DHS khi trở về nước, “sốc” nhất vẫn là cách giao tiếp, cư xử của nhiều người xung quanh khác xa với cách cư xử của người nước ngoài. Cao Minh Trí - cựu DHS Trường London College of Fashion (Anh) chia sẻ: “Học ở Anh bốn năm, tôi học được câu cửa miệng của họ là cảm ơn và xin lỗi trong bất cứ công việc ǵ. Thế nên khi trở về Việt Nam, chính những câu nói tưởng chừng lịch sự này lại mang lại quá nhiều… phiền toái”.
Minh Trí kể: “Một lần toàn cơ quan họp để xử lư những sai sót về kinh doanh trong quư, tôi vừa mở miệng để xin lỗi và xin tŕnh bày ư kiến của ḿnh th́ nhiều người chen ngang: “Hóa ra những sai sót này do anh làm hả?”. Lần khác, đi ngoài đường tôi bị một xe khác tông vào, v́ thói quen nên tôi nói xin lỗi th́ ai dè người này lấy đó làm lư do cho rằng tôi chạy sai và buộc tôi phải đền”.
Phạm Thùy Linh (b́a phải) - DHS ngành tài chính - kế toán Trường ĐH Charleston, Mỹ quyết trở về nước làm việc sau khi tốt nghiệp đă cho rằng bạn sẽ vượt qua được “cú sốc ngược”
Cách tốt nhất để ḥa nhập, theo kinh nghiệm của nhiều DHS, là bạn nên lấp khoảng trống giữa hai nền văn hóa nơi bạn từng du học và nơi bạn trở về bằng cách tôn trọng cả hai v́ thực tế, khác biệt quá lớn về tŕnh độ phát triển là nguyên nhân chính làm nên khác biệt về văn hóa.
Bạn Phan Ngọc Linh, cựu DHS Học viện Phát triển Quản lư Singapore (MDIS), chia sẻ: “Nói thật, khi mới về Việt Nam, tôi không dám đi ăn ở tiệm, quán xá v́ thấy những đám giấy ăn nhàu nát vứt dưới gầm bàn, bát đũa nhơm nhớp dầu mỡ, thậm chí c̣n bám cả đồ ăn thừa. Nhưng dần dần tôi cũng quen lại với văn hóa quán cóc của nước ḿnh. Bây giờ th́ hoàn toàn thoải mái rồi v́ thấy tụ tập bạn bè trong những quán đó thú vị hơn nhiều so với các nhà hàng sang trọng ở nước ngoài”.
Những cú sốc văn hóa ngược c̣n đến từ sự khác biệt lớn về cách thức, phong cách làm việc, tiêu chuẩn chuyên môn ở Việt Nam khiến các cựu DHS không “tự tin” ứng dụng hiệu quả các kiến thức và kỹ năng đă học tập được ở nước ngoài. Trần Văn Tùng, cựu DHS Trường University of Central Lancashire (Anh), hiện đang làm việc cho một công ty nước ngoài có trụ sở trên đường Cống Quỳnh (quận 1, TP.HCM), chia sẻ: “Cái tôi rút ra được sau hơn nửa năm làm việc ở một công ty nhà nước đó là: Họ coi trọng tuổi tác và thâm niên hơn khả năng làm việc khiến tôi cảm thấy lạc lơng. Việc trao đổi thẳng thắn với cấp trên là điều không thể có. Sẽ chẳng có ai nghe mà lại c̣n dè bỉu “lấy mác du học ra để hù người ta à”. Riết nên tôi nản và quyết định thôi việc”.
Những kinh nghiệm ḥa nhập
Để ḥa nhập trở lại với thói quen giao tiếp và môi trường làm việc trong nước, theo nhiều DHS, điều quan trọng nhất là luôn giữ được sự cân bằng, không để ḿnh rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc thất vọng. Ngoài ra, kinh nghiệm của nhiều DHS đi trước là: Tránh đề cập nhiều đến đất nước mà ḿnh đă đi du học. Lời khuyên này thoạt nghe có vẻ vô lư nhưng thực tế lại giúp bạn nhanh chóng “tái ḥa nhập cộng đồng” sau du học.
Phạm Ngọc Quỳnh Trang - cựu DHS Trường Marketing Singapore (MIS), giải thích: “Ḿnh là người có điều kiện đi xa, học tập tại một nước tiên tiến nên trong suy nghĩ của những người “ở nhà” th́ họ thiệt tḥi hơn so với ḿnh. Nếu ngay khi trở về nước, ḿnh lại không ngừng kể về những điều tuyệt diệu vừa trải qua th́ cũng tức là đang khơi gợi về những thiệt tḥi của họ. Vô h́nh trung ḿnh đang đẩy bản thân ra xa những người xung quanh. Vậy là để tránh bị cô lập hoặc ít nhất là cảm giác lạc lơng th́ ḿnh phải tạm thời “quên” Singapore trong các câu chuyện. Rồi dần dà với thời gian, khi đă thực sự được “đón nhận” trở lại trong ṿng tay bạn bè và đồng nghiệp, ḿnh mới có thể từ từ nói về những điều tai nghe mắt thấy trong thời gian du học”.
Nguồn: Bá Lâm/ Pháp luật TP.HCM