Website WikiLeaks lại thu hút sự chú ư khi cho biết đă giúp đỡ “người thổi c̣i” Edward Snowden rời khỏi Hồng Kông an toàn
Quan hệ Nga - Mỹ lại đối diện với thách thức mới sau khi cựu nhân viên t́nh báo Edward Snowden rời Hồng Kông đến Moscow hôm 23-6 trong nỗ lực t́m nơi tị nạn.
Edward Snowden nhận được sự ủng hộ của không ít người dân Hồng Kông trước khi rời khỏi đó hôm 23-6 Ảnh: Reuters
Trung Quốc bật đèn xanh
Nhà Trắng hôm 24-6 thúc giục Nga làm mọi điều trong khả năng để trục xuất Edward Snowden - cựu nhân viên t́nh báo Mỹ tiết lộ thông tin mật về những chương tŕnh theo dơi điện thoại, internet của Mỹ - trước khi anh ta có cơ hội đáp máy bay đi Cuba như dự kiến. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Caitlin Hayden bày tỏ hy vọng Nga sẽ hợp tác trong việc giao nộp Snowden cho Mỹ "để đối mặt với công lư cho những hành động phạm tội bị cáo buộc".
Đáp lại, ông Vladimir Lukin, thanh tra nhân quyền của Nga, nói với hăng tin Interfax rằng Moscow không có quyền trục xuất Snowden. Một số quan chức khác thậm chí c̣n nói cứng rằng Moscow không có nghĩa vụ hợp tác với Washington sau khi nước này thông qua cái gọi là luật Magnitsky, cho phép cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản những quan chức Nga nào bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Hăng tin Reuters nhận định quyết định bay đến Nga của Snowden tiếp tục gây bối rối cho chính quyền Tổng thống Obama trong bối cảnh Washington đang t́m cách "tái khởi động" quan hệ với Moscow. Thượng nghị sĩ Mỹ Charles Schumer lo ngại quan hệ hai nước sẽ thêm căng thẳng sau khi Nga cho phép đối tượng bị Mỹ truy nă như Snowden quá cảnh.
Trước đó, việc anh ta chọn Hồng Kông làm nơi trú ẩn đầu tiên và tung ra những tiết lộ về hoạt động tấn công các hệ thống máy tính Trung Quốc của Mỹ ít nhiều đă gây ra căng thẳng trong quan hệ hai nước. Bộ Tư pháp Mỹ hôm 23-6 bày tỏ sự thất vọng sau khi chính quyền Hồng Kông không bắt giữ Snowden theo đề nghị của nước này. Đại diện Hồng Kông lư giải rằng đề nghị của Mỹ "không tuân thủ đầy đủ những yêu cầu pháp lư cần thiết theo quy định của luật pháp địa phương".
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định nước này tôn trọng cách thức xử lư vụ việc nói trên của Hồng Kông. Một số nhà phân tích nói với báo The New York Times (Mỹ) rằng chính Bắc Kinh đă bật đèn xanh để Snowden ra đi v́ không muốn dính vào một cuộc tranh căi kéo dài với Washington về số phận của "người thổi c̣i" này.
Bên cạnh Nga và Trung Quốc, vụ việc của Snowden c̣n đe dọa gây ra rạn nứt trong quan hệ của Mỹ với một số nước khác sau khi Washington lên tiếng cảnh báo những nước ở "Tây bán cầu" không được chứa chấp người này. Chính phủ Mỹ cũng đề nghị Ecuador bác đơn xin tị nạn đă nhận của Snowden.
WikiLeaks nhúng tay
Câu chuyện của Snowden khiến người ta một lần nữa phải chú ư đến trang WikiLeaks bởi những giúp đỡ mà website này dành cho anh ta. Theo báo The New York Times, đi cùng Snowden trên chuyến bay từ Hồng Kông đến Moscow hôm 23-6 là Sarah Harrison, một nhà hoạt động người Anh của WikiLeaks.
Trước đó, vào tuần rồi, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đă ủng hộ việc Snowden xin tị nạn ở Ecuador tại cuộc gặp ngoại trưởng nước này - Ricardo Patino - vào tuần rồi. Chưa hết, Baltasar Gárzon, giám đốc pháp lư của WikiLeaks, c̣n đứng đầu một nhóm t́nh nguyện tư vấn cho Snowden về cách thức tránh bị tống vào nhà tù Mỹ.
Theo lời kể của ông Assange, WikiLeaks đă giúp Snowden có được một giấy tờ đi lại đặc biệt dành cho người tị nạn ở Hồng Kông. Loại giấy tờ này có thể đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc giúp Snowden rời khỏi vùng lănh thổ này, nhất là sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ thu hồi hộ chiếu của anh ta. Giới phân tích nhận định những giúp đỡ nói trên cho thấy WikiLeaks vẫn là một thế lực đáng được quan tâm cho dù đang gặp phải không ít khó khăn về tài chính, nhân sự và những rắc rối liên quan đến ông Assange.
Sau khi ở lại qua đêm tại sân bay Sheremetyevo ở Moscow, Snowden đă đáp máy bay đến Cuba trong ngày 24-6. Tuy nhiên, theo hăng tin Interfax, Cuba không phải là điểm dừng chân cuối cùng của Snowden bởi anh ta có thể sẽ tiếp tục đến Venezuela, nước lâu nay vẫn đối đầu với Mỹ về chính sách đối ngoại.
Trung Quốc "đặc biệt lo ngại"
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này "đặc biệt lo ngại" về các tiết lộ của Edward Snowden, cho rằng Mỹ nhiều lần tấn công mạng nhằm vào các công ty viễn thông và Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc.
Trong tuyên bố ngày 23-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng thông tin này "một lần nữa chứng tỏ Trung Quốc là nạn nhân của các vụ tấn công mạng". Bà Hoa nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh là phản đối mọi h́nh thức tấn công mạng. "Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế để cùng bảo vệ ḥa b́nh và ổn định trên không gian mạng" - bà Hoa nói.
An ninh mạng là một trong các vấn đề nóng trong quan hệ Mỹ - Trung và đă được nêu ra thẳng thẳn trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận B́nh vào đầu tháng 6-2013.
Trong một diễn biến khác, đúng 12 giờ ngày 25-6 là thời điểm mà nhóm tin tặc khét tiếng Anonymous sẽ thực hiện cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào 46 trang web của Triều Tiên nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày nổ ra chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Kế hoạch này được loan báo sau khi Anonymous tấn công trang web tuyên truyền Uriminzokkiri của Triều Tiên hồi tháng 4-2013.
Ngoài ra, trong đoạn clip ngắn tải trên YouTube hôm 18-6, Anonymous c̣n khẳng định đă lấy được công nghệ tên lửa tối mật từ mạng của quân đội Triều Tiên và dọa sẽ công bố hết. Hăng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 21-6 gọi Anonymous là "bọn khố rách áo ôm do t́nh báo Mỹ và Hàn Quốc giật dây", đồng thời khẳng định mạng mà Anonymous tuyên bố xâm nhập "thậm chí c̣n không tồn tại".
Mỹ Nhung |
Hoàng Phương
Nguoilaodong