06-28-2013
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
10 dấu hiệu không thể xem thường trên đôi tay
Ngoài mắt, lưỡi, nước tiểu và da th́ bạn cũng có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏe nhờ quan sát những thay đổi trên đôi tay.
Cơ thể thường biểu hiện các dấu hiệu liên quan tới sức khỏe. Ngoài mắt, lưỡi, nước tiểu và da th́ bạn cũng có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏe nhờ quan sát những thay đổi trên đôi tay.
1. Ḷng bàn tay đẫm mồ hôi
T́nh trạng này cũng có thể xảy ra khi bạn đang ở trong trạng thái lo âu hoặc hồi hộp. Tuy nhiên, nếu ḷng bàn tay luôn ướt mồ hôi mà không rơ nguyên nhân và rất khó kiểm soát th́ rất có thể bạn đang mắc các rối loạn tuyến giáp hoặc bệnh tim.
Ḷng bàn tay đỏ: T́nh trạng ḷng bàn tay đỏ có thể là một dấu hiệu của các rối loạn gan. Điều này có thể là do giăn mạch máu nhằm đáp ứng với hiện tượng mất cân bằng hormon do tổn thương gan gây ra.Ngoài ra, ḷng bàn tay đỏ cũng có thể báo hiệu một số loại bệnh như viêm khớp dạng thấp và các rối loạn tuyến giáp.
| Ảnh minh họa. |
2. Run tayChắc hẳn tất cả mọi người đều từng đă cảm thấy run tay. Thông thường, hiện tượng này xảy ra khi ai đó lo lắng, hoảng hốt hoặc mệt mỏi khi cầm vật ǵ quá nặng. Nhưng sẽ là bất thường nếu run tay không rơ nguyên nhân và rất khó kiểm soát.
Run tay không rơ nguyên nhân có thể là một dấu hiệu sớm cảnh báo về bệnh Parkinson.
Run tay không rơ nguyên nhân có thể là một dấu hiệu sớm cảnh báo về bệnh Parkinson. Bệnh này ảnh hưởng tới hệ thần kinh như các rối loạn cử động cơ của cơ thể. V́ thế, bạn nên đi khám bác sỹ ngay.
3. Đổi màu móng tay
Móng tay khỏe thường có màu hồng nhạt. Nếu bạn thấy móng tay màu hơi lục hoặc vàng nhẹ th́ hăy cảnh giác, có thể bạn bị nhiễm nấm. Trong một số trường hợp, rối loạn màu sắc ở móng tay cũng có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh phổi.
4. Nổi u ở ngón tay
Nếu bạn thấy xuất hiện u nhỏ gần chân móng tay, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp mạn tính. Các khối u đó xuất hiện là do giảm khoang khớp khiến các khớp lồi ra như xương mới. Phụ nữ dễ bị t́nh trạng nổi u ở ngón tay hơn.
5. Da tay khô
T́nh trạng này thường báo hiệu sớm rối loạn tuyến giáp làm mất độ ẩm của da. Ngoài ra, nó cũng có thể báo hiệu hiện tượng dị ứng hoặc các rối loạn độ nhạy của da do sử dụng một số sản phẩm mỹ phẩm.
6. Móng tay có đốm trắng hoặc vàng
Khi móng tay có những dấu hiệu này, rất có thể bạn đă nhiễm một loại nấm nào đó. Đây cũng là triệu chứng của rối loạn tuyến giáp, lúc này bạn cần tham khảo ư kiến bác sĩ và sử dụng thuốc mỡ bôi đặc trị để làm giảm t́nh trạng này.
Móng tay có nhiều đốm vàng cũng thường xảy ra ở những người nghiện thuốc lá hoặc đang dùng thuốc mỡ kháng sinh tetaxilin để điều trị bệnh.
Màu sắc của móng tay có thể cảnh báo dấu hiệu bệnh tật.
7. Móng tay dễ nứt, găy
Nguyên nhân gây ra t́nh trạng nứt, gẫy móng tay có thể là do bạn thường xuyên sơn móng tay và dùng các chất tẩy rửa khiến móng trở nên yếu dần.
Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, th́ nhiều khả năng dấu hiệu móng tay dễ nứt, gẫy này báo hiệu bạn đang bị rối loạn tuyến giáp.
8. Móng tay có màu xanh nhạt
Móng tay có t́nh trạng này đang báo hiệu bạn đang bị nhiễm trùng bên trong cơ thể. Khi bị nhiễm trùng ở bộ phận nào, bạn thường có thêm các triệu chứng khác như đau và sưng.
Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cơ thể bạn không nhận đủ oxy hoặc có vấn đề về tim mạch. Trong trường hợp này, bạn không nên tự điều trị bằng bất ḱ loại thuốc nào khi chưa có ư kiến của bác sĩ.
9. Móng tay xuất hiện các điểm đen hoặc nâu sọc thẳng
Nếu dưới móng tay xuất hiện các điểm đen th́ đấy có thể là dấu hiệu của sự rối loạn hormone trong cơ thể. Nghiêm trọng hơn, đây có thể là triệu chứng của một khối u ác tính (liên quan đến căn bệnh ung thư da) rất nguy hiểm. Bạn cũng nên đề pḥng nếu duới móng tay xuất hiện các sọc thẳng, đây là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng như: bệnh thiếu máu; bệnh suy tim sung huyết; bệnh gan; suy dinh dưỡng.
10. Móng tay có các đường lằn ngang
Đây là triệu chứng của sự thiếu hụt dinh dưỡng (thường là thiếu chất sắt) hoặc là kết quả của chấn thương - về thể chất hoặc tinh thần. Bác sĩ sẽ cần t́m hiểu cụ thể những nguyên nhân này của bạn để có kế hoạch điều trị tốt nhất.
(theo GDVN)
|
|
|