Dù đă có quy định về hoạt động của các loại xe tải theo Quyết định 06, nhưng Pḥng CSGT Công an TP Hà Nội vẫn ban hành giấy phép vào phố cấm, khiến người dân và doanh nghiệp vô cùng bức xúc.
Xe 1 tấn cũng phải giấy phép. Ảnh: Đức Hoàng
Lái xe bỏ nghề v́ giấy phép
Quyết định số 06/2013 của UBND TP Hà Nội quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Cụ thể: Tại điểm 2.4, Điều 4 của Quyết định này quy định về việc cấm xe tải có trọng lượng toàn bộ của xe trên 1,25 tấn hoạt động trong giờ cao điểm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng.
Điều 5 quy định về thời gian hoạt động của các loại phương tiện trong khu vực hạn chế: Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn: Cấm hoạt động trong giờ cao điểm; Các loại ô tô vận tải có trọng lượng từ trên 1,25 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công chỉ được phép lưu hành từ 21h00 đến 6h00 sáng ngày hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền.
Một xe nếu muốn chạy cả ngày lẫn đêm th́ buộc phải xin 2 loại giấy phép, một giấy lưu hành ban ngày (từ 9h - 15h), một giấy chạy xe ban đêm (từ 21h - 6h). Và đương nhiên muốn có giấy phép th́ phải cậy cục đi xin và cả một ma trận rắc rối chờ họ ở phía trước.
Mặc dù Quyết định số 06 của UBND TP Hà Nội đă quy định rơ, giờ giấc, cho từng loại phương tiện, cụ thể cho những phương tiện cần phải có giấy phép và không cần giấy phép vào phố cấm như vậy. Tuy nhiên, không hiểu tại sao Pḥng CSGT Công an TP Hà Nội vẫn bắt xe tải, có trọng tải dưới 1,25 tấn phải có Giấy phép vào phố cấm. Quyết định này khiến nhiều lái xe điêu đứng, thậm chí bỏ nghề.
Theo t́m hiểu của Tiền Phong, ngày 23/5/2013, trong buổi gặp gỡ lănh đạo TP Hà Nội với doanh nghiệp, bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Hồ Gươm đă bức xúc phản ánh, doanh nghiệp của bà phải mua giấy phép vào phố cấm qua “c̣” với giá là 3 triệu đồng/1 giấy, thời gian hoạt động khoảng 3 tháng.
'Giăng bẫy' hành dân, doanh nghiệp?
Để có được giấy phép vào phố cấm, lái xe không những phải thông qua c̣ với giá 3 triệu đồng/giấy mà c̣n gặp nhiều phiền toái như bị CSGT điều chỉnh múi giờ một cách rất tùy tiện, phi lư.
Ví dụ: Giờ trong giấy phép được hoạt động từ 21h hôm trước đến 6h sáng hôm sau, nhưng bị điều chỉnh thành 22h đến 6h sáng, việc làm này khiến nhiều lái xe khóc dở, mếu dở. Ngoài ra, những lái xe tải muốn vào phố cấm từ 1 ngày đến 3 ngày đành bấm bụng chi 50.000 đồng cho CSGT. Những chủ xe, lái xe muốn có giấy phép hạn sử dụng 1-3 tháng phải bỏ ra ít nhất 3-4 triệu đồng. Vụ việc này báo chí đă phản ánh tại Đội CSGT số 5 Pḥng CSGT Công an TP Hà Nội.
Viên đại úy CSGT nhặt từng tờ 50.000 đồng được kẹp trong giấy tờ từ chủ xe, bỏ vào ngăn kéo.Ảnh: Thanh niên..
Anh Trần Mạnh H cho biết, anh đă lái xe trên 10 năm, nhưng thời gian gần đây phải bỏ nghề vị bị hành quá nhiều thứ. Theo anh H, nếu đường đường chính làm thủ tục theo hướng dẫn của Pḥng CSGT th́ bị hành lên hành xuống, và phải chờ đợi rất lâu. Trường hợp không muốn chờ th́ phải thông qua “c̣”, mà đă thông qua “c̣” th́ đường nhiên phải chi tiền, tùy loại xe, thủ tục nhanh, chậm, anh H nói.
Một 'cái bẫy' khác cũng được giăng ra một cách tinh vi. Hà Nội có khoảng trên 500 tuyến phố, nhưng giấy phép chỉ cấp lưu hành cho hơn 80 phố. Vậy là khi phải chuyển hàng vào những tuyến phố không thuộc 80 tuyến phố được cấp phép nói trên, nghĩa là vi phạm và đương nhiên sẽ bị CSGT...phạt. Khi được hỏi làm thế nào để vào các phố cấm, một lái xe cho biết: "Th́ cứ phóng đại đi thôi anh ơi, may th́ thoát. Nhưng mà cũng khó thoát khỏi các bác ấy lắm. Nào CSGT, CSCĐ, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát 113...rồi mấy ông tự quản phường nữa. Không biết họ nấp ở đâu nhưng bọn em cứ rúc vào mấy phố đó là họ xông ra tóm ngay. Hôm qua, 3 con xe nhà em mất mỗi xe 500 ngàn đấy. Cứ đà chắc em phải bán xe, bỏ nghề thôi anh ạ".
Hỏi sao không lấy phiếu phạt, vé phạt để khiếu nại, anh lái xe cười khẩy: "Lại c̣n dám đ̣i phiếu với chả vé. Họ giở văn bản, phạt thêm cho vài lỗi là mất đứt thêm mấy triệu luôn. Vợ con đói nhăn ra th́ khổ, thôi cứ lễ phép đưa tiền cho xong".
Không chỉ cánh lái xe, hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh vận tải hoặc các ngành nghề cần chuyên chở hàng hóa đi lại trong nội thành Hà Nội đang ṿ đầu bứt tai kêu trời v́ những quy định tréo nghoe. Ông K cũng rơi vào t́nh trạng tương tự. Trước năm 2013, ông K là một chủ một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, nhưng hiện ông K đă phải “giải nghệ” gần hết số xe của công ty, chỉ giữ lại một chiếc duy nhất để vận chuyển hàng hóa cho gia đ́nh.
Ông K vô cùng bức xúc trước những quy định phi lư, hành dân và doanh nghiệp khốn khổ, vừa là kẽ hở phát sinh tiêu cực. Ông cho biết kể cả có bán xe, giải nghệ ông cũng quyết khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để người dân bớt khổ.
Theo Điều 4, của Quyết định 06. Đường đô thị hạn chế hoạt động đối với các phương tiện giao thông.
1. Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn bởi các tuyến đường: Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Hùng đến nút giao đường 70) – Đường 70 (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến đường 72) – Đường 72 (đoạn đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn – quận Hà Đông) - Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng (quận Hà Đông – đoạn từ Phúc La đến Cầu Bươu) - Cầu Bươu - Phan Trọng Tuệ - Ngọc Hồi (đoạn từ ngă ba Phan Trọng Tuệ đến ngă ba Pháp Vân) - Pháp Vân - Cầu Thanh Tŕ - Nguyễn Văn Linh - Ngô Gia Tự trở vào trung tâm Thành phố.
2. Đoạn tuyến đường đô thị các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế:
2.1. Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu Chui đến Nguyễn Sơn), Ngọc Lâm (đoạn từ cầu Chui đến Ngô Gia Khảm), Ngô Gia Khảm, cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Khoái (đoạn từ cầu Vân Đồn đến Minh Khai), Minh Khai (đoạn từ Minh Khai đến Nguyễn Tam Trinh), Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân (đoạn từ nút Pháp Vân – Cầu Giẽ đến Giải phóng), Giải Phóng (đoạn từ Pháp Vân đến Kim Đồng), Đại lộ Thăng Long - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú - Phùng Hưng (đoạn từ Phúc La – Văn Phú đến Cầu Bươu- quận Hà Đông) - Cầu Bươu - Phan Trọng Tuệ - Ngọc Hồi - Cầu Thanh Tŕ - Nguyễn Văn Linh - Ngô Gia Tự.
2.2. Đường trên cao đoạn từ nút Mai Dịch đến nút giao Pháp Vân – Lĩnh Nam xe ô tô được phép hoạt động. Cấm người đi bộ và các loại phương tiện khác.
2.3. Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến (đoạn tiếp đất từ đường trên cao đi Đại lộ Thăng Long và ngược lại) các phương tiện được phép hoạt động. |
Theo Đức Hoàng (Tiền Phong)