Hoa Kỳ kêu gọi quân đội Ai Cập trả tự do cho tổng thống vừa bị lật đổ, ông Mohammed Morsi, trong lúc biểu t́nh tiếp diễn vào ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng Ramadan.[
Trước đó, Đức cũng đă có lời kêu gọi tương tự.
Hàng chục người ủng hộ ông Morsi đă thiệt mạng trong cuộc đụng độ với quân đội vào thứ Hai, 8/7.
Tổng thống Hồi giáo Morsi, người bị lật đổ tháng trước sau quyết định can thiệp của quân đội, vẫn bị giam giữ tại một địa điểm "an toàn", nhưng không được công bố.
Hàng chục người đă thiệt mạng v́ các cuộc đụng độ giữa những người biểu t́nh ủng hộ và chống đối ông Morsi.
Hàng chục ngh́n người ủng hộ ông Morsi đă tập trung ở phía Đông thủ đô Cairo vào ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng Ramadan, 12/7, yêu cầu trả lại quyền lực cho ông này.
Những người chống đối ông Morsi, vốn đă tiến hành các cuộc biểu t́nh khiến ông này bị truất quyền bởi quân đội vào tuần trước, cũng đă tụ tập ở Quảng trường Tahrir, nhưng với số lượng nhỏ hơn.
Mặc dù đảng Huynh đệ Hồi giáo của ông Morsi đă từng phân biệt đối xử với người dân khi cầm quyền, nhiều người Ai Cập cũng không hài ḷng trước sự can thiệp của quân đội, giới phân tích cho biết, và những ǵ đang xảy ra là trận chiến để giành sự ủng hộ của dư luận.
Cảnh báo của Washington
Trước đó, Washington vẫn tránh kêu gọi một cách công khai việc trả tự do cho ông Mohammed Morsi, đồng thời chỉ dừng lại ở việc thúc giục quân đội Ai Cập ngưng các cuộc bắt bớ tùy tiện mà không nhắc đến vị tổng thống vừa bị lật đổ, phóng viên BBC tại Washington, bà Kim Ghattas, nhận xét.
Tuy nhiên, sau khi Đức quốc kêu gọi trả tự do cho ông Morsi, áp lực đă dồn về phía Hoa Kỳ, bà Ghattas nói thêm.
Vào sớm thứ Sáu, bộ trưởng ngoại giao Đức đă thúc giục chính quyền Ai Cập chấm dứt việc giam lỏng ông Morsi, đồng thời cho phép một tổ chức quốc tế, ví dụ như Hội Chữ thập đỏ, được tiếp cận ông này.
Khi được hỏi về quan điểm trước yêu cầu trả tự do cho ông Morsi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki trả lời với phóng viên: "Chúng tôi đồng ư."
Vào thứ Năm, 11/7, Washington đă kêu gọi giới lănh đạo Ai Cập ngưng bắt bớ "tùy tiện" những thành viên của đảng Huynh đệ Hồi giáo, đồng thời cảnh báo những hành động nhằm vào bất kỳ một nhóm cụ thể nào.

Hoa Kỳ vẫn chưa cho biết việc giao hàng bốn chiếc F-16 có tiếp tục được tiến hành sau khi tổng thống Morsi bị lật đổ hay không.
Tuy nhiên, người phát ngôn Nhà Trắng, ông Jay Carney, nói Hoa Kỳ không nghĩ rằng nước này nên cắt viện trợ cho Ai Cập ngay lập tức.
Washington đă có kế hoạch giao bốn chiếc F-16 cho Ai Cập, tuy nhiên vẫn chưa xác nhận chính thức liệu việc giao đơn hàng này có tiếp tục hay không.
Hoa Kỳ nói nước này đang xem xét xem sự can thiệp của quân đội có được xem là đảo chính quân sự hay không - luật pháp của Hoa Kỳ ngăn cấm việc gửi viện trợ đến bất kỳ nước nào mà lănh đạo dân cử bị truất quyền bởi một cuộc đảo chính quân sự.
Đất nước chia rẽ
Những người ủng hộ ông Morsi đă tiến hành các cuộc biểu t́nh quy mô lớn suốt tuần này gần trại lính Vệ binh Cộng ḥa phía Tây Cairo, nơi mà họ cho là ông đang bị giam giữ.
Tâm điểm của cuộc biểu t́nh là một nơi ở gần nhà nguyện Rabaa al-Adawiya, nơi hàng ngh́n người biểu t́nh đang tụ tập.
Hàng chục ngh́n người đă có mặt trong buổi cầu nguyện phía ngoài nhà nguyện, bất chấp khí hậu nóng bức và thiếu thức ăn, nước uống, trong cuộc biểu t́nh kéo dài suốt một ngày trời.
Những người ủng hộ ông Morsi nói họ không muốn gây hấn hay t́m kiếm bạo lực, tuy nhiên giới quan sát cho rằng trước t́nh h́nh chia rẽ sâu sắc và quyết tâm cao từ cả hai phía, nguy cơ này vẫn đang hiện hữu.
Ông Morsi bị truất quyền vào ngày 3/7, một năm từ khi ông này đắc cử, trước nhiều cuộc biểu t́nh lan rộng khắp cả nước với sự tham gia của hàng triệu người. Ông Adly Mansour sau đó đă được bổ nhiệm vào vị trí tổng thống lâm thời.
Các ủy viên công tố được cho là đang tiến hành điều tra trước cáo buộc ông Morsi và những lănh đạo Huynh đệ Hồi giáo đă vượt ngục vào năm 2011 với sự giúp đỡ của nhóm Hồi giáo người Palestine Hamas.
Trước khi bị bắt hai ngày, các lănh đạo Huynh đệ Hồi giáo lúc đó đă bị bắt giữ giữa cao trào của cuộc cách mạng lật đổ ông Hosni Mubarak, và bị đưa tới nhà tù Wadi Natroun, phía Bắc Cairo.
Hamas bị cáo buộc là đă gửi chiến cơ từ Gaza đến tấn công các nhà tù, vi phạm an ninh quốc gia của Ai Cập, điều mà lực lượng này đă lên tiếng bác bỏ.
Chỉ riêng ngày thứ Hai, 8/7, 50 người trung thành với ông Morsi đă thiệt mạng trong cuộc đụng độ với quân đội.
Người lănh đạo tinh thần của Huynh đệ Hồi giáo, ông Mohammed Badie, và chín lănh đạo cấp cao khác cũng bị buộc tội xúi giục cho bạo lực của ngày thứ Hai, bất chấp những cáo buộc trái chiều từ các phía về vụ việc.
Hiện vẫn chưa có tin nào xác nhận nơi ông Badie đang bị giam giữ.
Ông Mansour đă công bố lịch tŕnh cho một hiến pháp mới và việc bầu cử, tuy nhiên những người ủng hộ ông Morsi cũng như các nhóm chính trị chống đối ông này đă bác bỏ sắc lệnh của tổng thống lâm thời, với lư do họ không được tham vấn về văn bản này.
Trong lúc đó, ông Hazem al-Beblawi, người được bổ nhiệm vào vị trí thủ tướng lâm thời vào thứ Ba bởi ông Mansour, đă tuyên bố Đảng Tự do và Công lư (FJP), cánh chính trị của Huynh đệ Hồi giáo, có thể tham gia vào nội các chính phủ.
FJP đă bác bỏ đề nghị này.
theo BBC