Từ khi mở cửa năm 2006, xưởng đóng tàu Dung Thịnh ở bờ duyên hải phía đông Trung Quốc luôn là biểu tượng của nền kinh tế. Nay nó vẫn là biểu tượng, nhưng với ư nghĩa khác ít được mong đợi hơn.
Nó từng là một tượng đài thể hiện sức mạnh công nghiệp đang lên của Trung Quốc, được tiếp sức bằng sự bùng nổ các nguồn đầu tư khổng lồ và tăng tiến với tốc độ chưa từng có, rót vào các ṭa tháp, cầu đường, nhà cửa và ngành công nghiệp.
Dung Thịnh là một phần của sự bùng nổ đó. Nó là một trong những xưởng đóng tàu lớn nhất Trung Quốc, trang bị những giàn cần cẩu và cần trục đồ sộ, có khả năng đóng những con tàu lớn nhất thế giới. Một thập kỷ trước, hầu như từ con số 0, Trung Quốc tuyên bố mong muốn trở thành quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới vào năm 2015.
Ngày nay, Dung Thịnh đang sống lay lắt. Phần lớn nhà xưởng im ĺm, khoảng 20.000 công nhân mất việc trong hai năm qua.
Thành phố ma
|
Trường Thanh Sa được xây dựng xung quanh nhà máy đóng tàu Dung Thịnh, đang trở nên hoang vắng. Ảnh: BBC |
Nguyên nhân đơn giản là nhu cầu của thế giới về tàu thuyền mới không nhiều, và cũng giống như các ngành công nghiệp khác mà Trung Quốc đă đầu tư “quá tay”, năng lực cung cấp vượt xa so với cầu. Trung Quốc có tới 1.647 xưởng đóng tàu.
Trường Thanh Sa vốn được xây dựng lên gần Dung Thịnh, nay trở thành “thành phố ma”, khác xa so với h́nh ảnh của nền kinh tế tăng trưởng dồi dào sung măn mà chúng ta đă quen thấy.
Khu phố mua sắm chính, chỉ cách cổng xưởng đóng tàu một đoạn, là biểu hiện rơ rệt của sự tàn lụi. Cửa hàng nối cửa hiệu hai bên đường đều đóng cửa. Các tấm biển ghi “cho thuê” dán đầy trên cửa ra vào và cửa sổ. Vài chủ cửa hàng trụ lại đang chật vật, nuôi hy vọng sẽ kiếm đủ để ít nhất có thể trang trải được tiền thuê nhà cho tới khi hết hợp đồng.
Và một số chủ nhà hàng cũng vậy, cố gắng phục vụ cho khoảng 7.000 công nhân vẫn c̣n làm việc, so với tổng số 28.000 người chỉ hai năm trước
Trợ giúp của chính phủ
|
Xưởng Rongsheng đang kêu gọi sự trợ giúp của chính phủ. Ảnh: Reuters |
“Chúng tôi đều biết Dung Thịnh thiếu tiền”, một công nhân nói với
BBC, “nếu chính phủ có thể giúp, th́ thật là tốt quá”.
Dung Thịnh, không phải là công ty nhà nước và có niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong, đă thỉnh cầu chính phủ giúp thêm tiền, thêm vào số tiền nhiều triệu đôla mà nó đă hút được từ các quỹ công.
Thực tế, các viên chức và các doanh nhân ở đây có mối quan hệ khăng khít đến nỗi khi phóng viên của BBC hỏi nhân viên phụ trách báo chí xem có được quay phim chụp ảnh hay không, anh ta nói cần chuyển lời đề nghị đến Ban Tuyên truyền của đảng ủy địa phương.
Câu trả lời là không được phép.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng ở mức gần 8% trong năm 2012. Nhưng điểm mấu chốt là tỷ lệ tăng trưởng đang chậm lại, và các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc thực tế cũng muốn t́nh h́nh diễn tiến theo chiều hướng đó. Hoặc ít nhất, họ biết rằng sự giảm tốc là không thể tránh được.
Một nền kinh tế dựa trên “đầu tư gia tăng chưa từng có”, hiển nhiên là không bền vững, và ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc là một minh chứng rơ ràng, v́ thế chính quyền mới đă tự đặt ưu tiên tái cân bằng mô h́nh tăng trưởng.
Giảm tốc
|
Trường Thanh Sa đang cảm nhận tác động của nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh: BBC |
Tăng trưởng trong tương lai cần xuất phát từ một nguồn bền vững hơn nhiều: đó là tăng chi tiêu của người tiêu dùng.
Vậy là những năm nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hai con số đă lùi vào dĩ văng và một cuộc hạ cánh lớn vừa bắt đầu. Câu hỏi hóc búa nhất là tốc độ và độ mạnh của cú hạ cánh sẽ như thế nào.
Mục tiêu năm nay của Trung Quốc là 7,5%, nhưng một số người đoán rằng Trung Quốc đă lặng lẽ giảm bớt chỉ tiêu, sau khi Bộ trưởng Tài chính Lou Jiwei tuần trước dường như gợi ư rằng ông sẽ vui mừng với mức 7%.
Nếu Trung Quốc tái cân bằng đúng, nền kinh tế nước này sẽ được giải cứu khỏi áp lực cố hữu về cấu trúc, và chính phủ mới có thể tập trung bày tỏ cái gọi là “Giấc mộng Trung Hoa”. Nhưng có những rủi ro rất lớn, có thể lần đầu tiên xuất hiện, ở những nơi như Trường Thanh Sa.
“Vô vọng”, một trong những chủ cửa hiệu c̣n lay lắt, nói. “Chẳng có giấc mơ nào ở đây cả”.
Cho đến nay, Trung Quốc đă dựa vào tăng trưởng kinh tế cao để đảm bảo ổn định xă hội. Liệu nước này có thực sự sẵn sàng ngừng đà chi tiêu phóng tay? Dung Thịnh có thể là một bài kiểm tra về những ư định thực sự của chính phủ, là thước đo tốc độ chuyển tiếp mà chính phủ Trung Quốc định thực hiện.
Một số nhà phân tích cho rằng đối với một nhà máy đóng tàu lớn cỡ này, Bắc Kinh sẽ không có cách nào khác ngoài việc lại phải chuyển cho nó một khoản cứu trợ nữa cho dù chính phủ đang muốn dứt bỏ kiểu "cho bú sữa" ngân sách như thế này.
Nhưng t́nh trạng tiêu điều của Dung Thịnh hiện nay cũng chính là một cơ hội để Bắc Kinh chuyển đi thông điệp, rằng quá tŕnh chuyển đổi từ mô h́nh chạy đua GDP cũ sang mô h́nh bền vững hơn đang thực sự diễn ra, dù chậm chạp và nhiều đau đớn.
Khánh Lynh (theo BBC)
Vnexpress