(GDVN) - Ở cái tuổi “trời đất xưa nay hiếm” Cụ bà Đinh Thị Chén tên thường gọi là cụ Rêu sinh năm 1906, sống ở thôn Đồng Lư – Tân Thịnh – Nam Trực – Nam Định, tuy đă 107 tuổi nhưng tinh thần c̣n rất minh mẫn, tṛ chuyện nói cười tinh anh thậm chí c̣n đỡ đần con cháu việc nhà.
107 tuổi vẫn minh mẫn, làm được việc nhà
Về làng Đồng Lư hỏi thăm cụ Rêu (tức cụ Chén) 107 tuổi, th́ kể cả những đứa trẻ lên 6 lên 7 cũng đều biết. Ai đến nhà thăm cũng đều trầm trồ khen về sức khỏe và sự minh mẫn của cụ, con cháu ở xa về thăm, hỏi han sức khỏe, cụ đều trả lời: “Nhờ giời, bà vẫn khỏe”, rồi cầm tay từng người, hỏi thăm, căn dặn đủ điều, mặc dù ánh mắt cụ đă chuyển màu, chỉ nh́n thấy mờ mờ nhưng giọng nói c̣n trong và rơ ràng, lưng c̣ng phải chống gậy nhưng đôi chân cụ vẫn cứng cáp, bước đi nhanh nhẹn.
Anh Đinh Viết Thành cháu trai ở thành phố Nam Định về thăm cụ cho biết: “Năm nào về tết cụ vẫn nhận ra được, cụ c̣n nhớ từng đứa cháu để hỏi han xem học hành có giỏi không, phải nói là phúc đức lắm cụ mới được khỏe mạnh và minh mẫn như vậy. Phận làm con cháu tôi thấy tự hào lắm”.
Cụ Chén sinh năm 1906 như vậy năm 2013 này cụ đă 107 tuổi.
Xem chứng minh nhân dân th́ cụ Chén sinh năm 1906 như vậy năm 2013 này cụ đă 107 tuổi, tính đến thời điểm hiện nay th́ trong xă chưa có ai nhiều tuổi như cụ.
Ông Đinh Viết Trưởng (54 tuổi) là cháu trai đang phụng dưỡng cụ Chén cho biết, cụ Chén sinh được ba người con, hai người con trai cả v́ chiến tranh, nghèo đói nên đă chết từ khi c̣n nhỏ.
Ông Trưởng chia sẻ: “Mỗi bữa cụ ăn được 2 lưng cơm mà chỉ ăn với thịt không ăn canh, cụ có thói quen uống nước chè xanh, nên mỗi lần con cháu đi chợ là không quên mua 2 ngh́n chè tươi về hăm nước cho cụ. Mặc dù răng rụng hết nhưng ngô luộc hay lạc rang cụ vẫn ăn tốt, mọi sinh hoạt cá nhân cụ đều tự làm được. Mà cụ sạch sẽ lắm! Ngày nào cũng tự tắm gội giặt giũ”.
Với tính cách hay lam hay làm cụ không lúc nào chịu ngồi yên 1 chỗ, khi th́ quét nhà khi th́ ra vườn nhặt cỏ. Hỏi cụ sao không ngồi nghỉ ngơi cho khỏe th́ cụ lại bảo: “Bà đi lại cho cứng chân, chứ ngồi một chỗ khó chịu lắm, chân tay phù ngay”.
Uống chè xanh - Bí quyết sống thọ
Theo như lời kể của các cụ cao tuổi trong làng th́ thời trẻ cụ Chén là người khỏe mạnh, chăm chỉ lại sống hiền lành nhất làng, cḥm xóm xung quanh nơi cụ Chén ở ai cũng kính trọng.
Tṛ chuyện với cụ về bí quyết sống thọ, cụ Chén móm mém cười nắm lấy tay tôi rồi nói: “Bà hay uống chè xanh, mỗi lần bà uống chè là thấy người tỉnh táo hẳn, bà ăn uống điều độ, nếu thấy sức c̣n khỏe c̣n đỡ đần cho con cháu việc ǵ th́ bà làm, sáng dậy bà cũng tập thể dục bằng cách duỗi chân, duỗi tay để giăn gân cốt. Ấy thế nhưng đêm thỉnh thoảng bà vẫn đau lưng đấy, chỉ nằm nghiêng được thôi.
Cụ Chén vẫn rất minh mẫn và làm được việc nhà.
Nh́n thấy con cháu chúng nó trưởng thành lại càng vui, muốn sống lâu hơn, nhưng chúng nó lớn đi học, đi làm ở xa, mỗi lần về được có 2 ngày rồi lại đi bà nhớ lắm! bà vẫn giục chúng nó lập gia đ́nh sớm để bà c̣n được bế chắt, có an cư mới lạc nghiệp các cháu ạ! ”
Cụ Tuy có những đốm đồi mồi nhưng sắc mặt cụ hồng hào, khỏe mạnh, đă ở tuổi 107 nhưng giọng nói vẫn rơ ràng đến lạ thường. Có lẽ nhờ chăm chỉ vận động, sống trong môi trường trong lành, con cháu hiếu thảo, đời sống tinh thần thoải mái và do thói quen uống chè thường xuyên mà cụ mới có sức khỏe như vậy.
Bà Lịch cháu dâu của cụ niềm nở chia sẻ thêm: “Cụ hiền lành, nhân đức thương con thương cháu lắm! Từ hồi tôi về làm dâu chưa thấy cụ to tiếng với ai bao giờ. Cụ sống được đến bây giờ cũng là niềm hạnh phúc rất lớn của gia đ́nh và là niềm tự hào của cả ḍng họ”.
Chúc thọ các cụ cao niên – một việc nên làm
Là người chứng kiến những đổi thay của đất nước, từ những năm tháng khó khăn cho đến bây giờ, cụ hớp chén nước chè xanh rồi kể cho chúng tôi nghe chuyện thời xưa, chuyện của những năm đói 1945: “Bà là con thứ 2 trong gia đ́nh có 4 anh em, giờ c̣n mỗi ḿnh bà sống thôi. Bà lấy chồng từ năm bà lên 16, 17 mà hơn ông nhà bà 6 tuổi cơ.
Giấy chứng minh nhân dân của cụ Chén.
Ngày xưa đói lắm làm ǵ được ăn cơm gạo trắng như bây giờ, có khi đói quá phải độn thêm khoai hoặc sắn ăn rồi đi làm đồng, đi trục lúa từ sáng sớm đến 11 giờ đêm mới về, trời tối mà cũng đâu có dám thắp đèn. Khổ nhất là cái năm 45 ở vùng này ai cũng thiếu thốn, trẻ con, người già th́ bệnh tật, bà lên măi tỉnh đi buôn nhưng rồi cũng bị chúng nó cướp hết”.
Lần giở lại những giấy tờ cũ, ông Đinh Viết Trưởng mang ra cho chúng tôi xem một tờ giấy mừng thọ do phó chủ tịch nước trao tặng (năm 2012) và tờ giấy khen tặng của Hội người cao tuổi. Vừa qua nhân dịp tết nguyên đán Quư Tỵ 2013 Sở Lao động- Thương binh và Xă hội, Thường trực Ban công tác Người cao tuổi tỉnh Nam Định, đă phối hợp với UBND xă Tân Thịnh tổ chức chúc thọ cho các cụ cao tuổi trong xă và trao cho cụ là 500.000 đồng nhằm động viên cụ sống lâu, vui vẻ bên con cháu, phát huy trí tuệ và kinh nghiệm cho công cuộc phát triển đất nước.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách quan tâm, hỗ trợ người cao tuổi. Chỉ thị 59 ngày 27/9/1995 của Ban Bí thư “Về chăm sóc người cao tuổi” đă góp phần nâng cao nhận thức của toàn xă hội về người cao tuổi, khơi dậy tiềm năng, sức mạnh, trách nhiệm của mỗi gia đ́nh, cộng đồng, các tổ chức xă hội và nhà nước đối với người cao tuổi. Nhưng v́ lư do nào đó chưa đăng kư kỷ lục nên cụ Chén vẫn chưa được vinh danh.
Ông Trần Công Tiếm chủ tịch hội người cao tuổi xă Tân Thịnh cho biết hiện nay trong xă có 106 cụ thọ từ 90 – 95 tuổi và 6 cụ trên 100 tuổi trong đó có cụ Phạm Văn Bá, cụ Phạm Thị Râng là 103 tuổi c̣n cụ Đinh Thị Chén là 107, cao tuổi nhất trong xă. Ông Tiếm cho biết hàng năm hội cao tuổi xă lại tổ chức đi thăm và chúc tết, động viên các cụ. Để nâng cao tinh thần sống vui sống khỏe hội đă thành lập những câu lạc bộ dưỡng sinh cho ở các thôn như Đồng Lư, Nam Hà, Ngọc Thỏ.
Thùy Linh