Báo Le Monde qua bài viết : "Các thành phố Trung Quốc đều muốn có các ṭa nhà chọc trời khổng lồ " cho biết cấu trúc chính của ṭa nhà Thượng Hải (Shanghai Tower) đă hoàn thành vào ngày 03/08/2013. Với chiều cao 632 mét, ṭa nhà khổng lồ này có thể trở thành ṭa nhà cao nhất của châu Á.
Shanghai Tower
Bài báo điểm lại danh sách các ṭa nhà cao nhất thế giới như ṭa nhà Burj Khalifa ở Dubai cao 832m, ṭa nhà Abraj al Bait ở Ả Rập Xê Út cao 601m, ṭa One World Trade Center ở New York cao 541m, được hoàn thành vào năm 2013. Ṭa Thượng Hải Tower sẽ được hoàn tất vào năm 2015. Nơi này sẽ được dùng làm văn pḥng, trung tâm thương mại và một khách sạn lớn. Giám đốc thiết kế tại châu Á cho văn pḥng kiến trúc Hoa Kỳ Gensler nhận định : « Trào lưu bây giờ không c̣n là xây nhiều nhà chọc trời nữa mà xây những ṭa nhà tốt ».
Nhiều thành phố tại Trung Quốc đua nhau xây dựng ṭa nhà chọc trời của ḿnh. Ví dụ, ṭa nhà chọc trời tại Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc, khi hoàn thành sẽ cao đến 660m. Nam Kinh cũng đă có ṭa nhà của riêng ḿnh, cao 450m, hoàn tất vào năm 2009. Tại Thiên Tân, « trung tâm tài chính » được khánh thành vào năm 2011, cao 336m. Một ṭa nhà khác sẽ được khánh thành vào năm 2015 cũng tại thành phố này và vượt mặt ṭa « trung tâm tài chính », với chiều cao là 597m.
Bài báo nhận định, hiện nay Trung Quốc xây dựng hơn phân nửa số ṭa nhà chọc trời của hành tinh. Mark Thornton, nhà kinh tế học và tác giả của các công tŕnh nghiên cứu về mối quan hệ lịch sử giữa cuộc chạy đua xây nhà chọc trời và sự lên ngôi của các cuộc khủng hoảng lớn, tiên đoán : « Việc xây các ṭa nhà chọc trời là sự kiện báo trước và dấu hiệu của các biến loạn kinh tế trong khu vực ».
Báo Le Monde minh chứng bằng một số ví dụ như hai ṭa nhà tại Mỹ Empire State Building và Chrysler được khánh thành trong hoàn cảnh nước Mỹ ch́m trong suy sụp kinh tế. Hay như ṭa tháp đôi Petronas tại Kuala Lumpur được hoàn thành sau cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 tại Đông Nam Á.
Đối với ông Thornton, các ṭa nhà chọc trời chỉ là triệu chứng của chính sách kinh tế ngông cuồng của chính phủ. Tuy nhiên, các kiến trúc sư nổi tiếng nhất th́ nghĩ rằng, sự phát triển của Trung Quốc là một sự kiện lịch sử không thể so sánh được. Đây là đất nước đông dân nhất thế giới. Mức độ thành thị hóa và mật độ thành thị khá cao chính là những nền tảng cho thấy, tuy các ṭa nhà chọc trời tại một số vùng thành thị duyên hải phía Đông đă băo ḥa, nhưng vẫn c̣n khoảng chục thành phố phía Trung đất nước cần được phát triển.
Lê Vy, rfi