Trong cuộc gặp tại Ṭa Bạch Ốc với ông Trương Tấn Sang, khi nói về vấn đề nhân quyền, Tổng thống Barack Obama nói: «Về vấn đề nhân quyền, chúng tôi đă có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức c̣n tồn tại».
Ư của ông Obama rất rơ ràng. Những thách thức đang tồn tại là ở phía Việt Nam. Sắp đến Việt Nam có vượt qua những thách thức ấy không? Tất cả vấn đề là ở đó.
Trước đó 2 ngày, Tổng thống Obama trả lời các thượng nghị sỹ và dân biểu Mỹ quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam rằng ông sẽ đặt vấn đề nhân quyền thành điều kiện tiên quyết trong quan hệ giữa 2 nước. Cũng không có ǵ rơ ràng hơn thế. Trả lời cho ngành lập pháp Mỹ, ông Obama cũng cố ư nhắn cho ông Trương Tấn Sang và Bộ Chính trị Hà Nội biết quan điểm của phía Hoa Kỳ. Chắc chắn ông Sang đă nghe được tín hiệu quan trọng này.
Lúc này Bộ Chính trị Hà Nội không được phép lầm lẫn. Họ không được chủ quan, kiêu ngạo, duy ư chí, không chịu lắng nghe theo như cố tật của họ; họ cần hiểu rơ thời điểm hiện nay là hệ trọng vô cùng.
Họ đă thấy rơ cả một phái đoàn Hạ nghị viện Hoa Kỳ sang Hà Nội t́m hiểu t́nh h́nh tại chỗ về nhân quyền. Phái đoàn đă đến Sài G̣n, An Giang, Nghệ An, Tây Nguyên.
Bộ Chính trị đă nghe Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức phản đối việc báo chí nhà nước ở Hà Nội loan tin thất thiệt là Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đă « công nhận nhân quyền ở Việt nam đă có tiến bộ đáng kể» và yêu cầu cải chính. Lại thêm một tṛ ăn gian, bất lương của Hà Nội bị lật tẩy.
Đă vậy cái Nghị định 72 đă được đưa ra rất không đúng lúc. Nó vừa vô lư, trái luật, lại không sao thực hiện nổi, vô tác dụng trước khi có hiệu lực, v́ khó hiểu, đầy chuyện mơ hồ, mù mịt.
Quả thật đă có vài dấu hiệu nho nhỏ theo hướng tiến bộ có thể thừa nhận. Việc xét xử ông Lê Quốc Quân được hoăn lại do «thẩm phán chủ tọa hội đồng xét xử ốm»; sau khi bắt các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy, công an có danh sách dự định bắt thêm chừng 20 blogger nữa, nhưng họ đă ngừng lại từ 2 tháng nay. Công an đă phải đấu dịu với vụ Luật sư Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực hơn 1 tháng; họ đă để Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu xuất cảnh sang CH Liên bang Đức . Các nam nữ thanh niên sang Bangkok – Thái Lan để gặp các tổ chức quốc tế và vào đại sứ quán Thụy Điển ở Hà Nội chỉ bị làm khó dễ, không bị bắt và đưa về trụ sở công an như trước.
Nhưng tất cả chỉ là những hành động ít ỏi, có tính chất đối phó. Những bước đi cần thiết c̣n ở phía trước. Ông Trương Tấn Sang đến Viện Nghiên cứu Chiến lược CSIS bác bỏ bản đồ lưỡi ḅ 9 đoạn của Trung Quốc, lẽ ra khi về nước ông phải trả ngay tự do cho luật sư Cù Huy Hà Vũ và 2 sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, v́ những người này bị tuyên án từ 6 đến 8 năm tù giam chính là do có cùng chung lập trường với ông Chủ tịch nước trong vấn đề chống bành trướng Trung Quốc. Quyền trả lại tự do cho công dân là quyền hiến định của Chủ tịch nước. Ông Trương Tấn Sang cần tỏ ra nhất quán với chính ḿnh, nếu không ông chỉ là con người giả dối, 2 mặt.
Cả Bộ Chính trị và riêng Chủ tịch Trương Tấn Sang cần hiểu thật rơ rằng việc coi trọng nhân quyền đang là vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế, và rằng Việt Nam cần các nước đối tác hơn là họ cần Việt Nam. Các nhà lănh đạo Hà Nội cũng cần nhận thức được rằng Tổng thống Hoa Kỳ phải đáp ứng yêu cầu về nhân quyền rất mạnh mẽ của ngành lập pháp ở vào thời điểm này, khi Đạo luật HR1897 được thông qua với tỷ lê 405/3, một tỷ lệ áp đảo gần như tuyệt đối, theo đó Việt Nam có thể bị trừng phạt rất nặng nếu vấn đề nhân quyền vẫn tŕ trệ như hiện nay.
Hà Nội cũng chớ nên quên rằng thời cơ để được gia nhập tổ chức Đối tác XuyênThái B́nh Dương (TPP) là cực hiếm và cấp bách, và rằng việc duy tŕ và tăng thêm 2 nguồn chi viện đầu tư ODA và FDI cho những năm tới phụ thuộc vào thái độ tôn trọng nhân quyền của Hà Nội cũng như vào việc Bộ Chính trị có tôn trọng quyền con người của dân ḿnh hay không. Đây là một cuộc trao đi đổi lại ṣng phẳng cân bằng.
Nói cho cùng là chuyện chọn bạn tốt, chọn bạn tin cẩn, bạn hẩu chiến lược mà kết thân. Hăy đặt quyền lợi toàn dân lên trên hết. Kể ra tài sản riêng của các vị quyền cao chức trọng đă đủ, quá đủ rồi. Xin đừng quá tham, tham lam vô độ rồi sẽ không kịp hối.
Hôm 16/8/2013, qua phiên ṭa phúc thẩm Long An, Bộ Chính trị đă phải lui một bước nhỏ, hạ mức án tuyên phạt thanh niên yêu nước Đinh Nguyên Kha từ 8 năm xuống 4 năm tù giam, hạ mức án của sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên từ 6 năm tù giam xuống 3 năm tù treo. Lănh đạo đă tỏ ra bước đầu hiểu những thách thức c̣n tồn tại đối với họ. Nhưng hoàn toàn chưa đủ «độ» cần thiết. Hai thanh niên yêu nước chống bành trướng này hoàn toàn không có tội. Như Tổng thống Obama đă nói, «đối với họ một ngày bị tù cũng là quá nhiều».
Về nhân quyền, những thách thức vẫn c̣n khá nhiều ở phía trước. Các nhà báo Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy … và biết bao chiến sỹ chống bành trướng khác đang bị giam cầm cũng phải được tự do ngay, như em Phương Uyên đă trở về đàng hoàng với bà Mẹ tin yêu trong niềm vui chung của cả xă hội.
Đă sửa một lầm lỡ theo luật pháp th́ mọi lầm lỡ tương tự cũng phải sửa ngay không tŕ hoăn. Luật pháp chỉ có một cán cân chung cho mọi người. Một cuộc đấu tranh mới đang được mở ra.
Ngay trước mắt để xem trong vụ án xử 2 thanh niên yêu nước chống bành trướng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, Bộ Chính trị và các quân sư, trợ lư đă tính kỹ một cách tỉnh táo đúng thời điểm hay không. Cách giải quyết qua loa, kiểu xoa dịu, không thực chất, chỉ kích thích dư luận thêm.
Chớ có chủ quan, vụng tính, mờ mắt v́ tiền của, nhà đất, phán đoán sai lạc, quay lưng lại với dân, để mà hối không kịp.
Blog Bùi Tín (VOA)