Chồng sớm rời bỏ cuộc đời, người đàn bà lam lũ ấy trông mong vào đứa con gái duy nhất, nhưng chỉ v́ cả tin, ham làm giàu, đứa con rứt ruột đẻ ra của cụ bị lừa bán sang Trung Quốc. Người mẹ già bao năm tháng nay sống bằng nghề bán lá chuối, nuôi cô Cuối bị tâm thần cho vui cửa vui nhà và ngày ngày vẫn héo hắt chờ con trở về.
Cả cuộc đời bất hạnh
Ngôi nhà cụ Lê Thị Gái ở thôn Trưng Vương, xă Đại Tập (Khoái Châu, Hưng Yên) nằm sâu trong một ngơ nhỏ. Căn nhà cũ nát, trên chiếc giường ọp ẹp, cụ Gái nằm đó hơi thở yếu ớt. Nghe chân người biết có người t́m nhưng cụ chẳng thể bước ra ngoài được, cô Cuối vốn bị bệnh tâm thần th́ suốt ngày lang thang tối mới về. Nghe hàng xóm bảo, cụ đi kiếm lá chuối bị dính nước mưa, sốt nằm một chỗ vài ngày nay.
Nh́n quanh, bốn bức tường nhà đều tróc lở, nứt nẻ, mấy chiếc cột nhà mối mọt, mạng nhện giăng đầy, mái ngói thủng lỗ chỗ, mưa dột tứ phía, dột ngay cuối giường cụ đang nằm, cụ phải dùng chiếc thau nhựa hứng để khỏi ướt. Nền nhà đất nhăo nhoẹt v́ nước mưa...Cụ Gái xuất thân trong một gia đ́nh bần nông, quanh năm làm quần quật mà chẳng đủ ăn nên ngay từ nhỏ cụ đă phải đi ở, chủ yếu để nhà bớt đi được một miệng ăn. Cụ lấy chồng sinh được một người con gái. Nhưng thật đau đớn, cụ ông qua đời sớm khi đứa con gái mới 9 tháng tuổi. Cụ Gái lúc đó 24 tuổi bị người mẹ chồng cay nghiệt đuổi ra khỏi nhà. Hai bàn tay trắng, cụ nén đau thương để sống, bao yêu thương cụ dành hết cho đứa con gái.
Nhắc đến con, nước mắt cụ ứa ra. Cụ kể: V́ thương mẹ, không muốn mẹ tuổi cao vẫn c̣ng lưng đi xé lá chuối đem bán lấy tiền nuôi gia đ́nh, nên nó nghe theo người ta sang Trung Quốc làm ăn. Từ ngày bỏ làng ra đi đến giờ đă hơn ba chục năm, không một ḍng thư hay tin tức ǵ về cho mẹ, cũng chả biết c̣n sống hay đă chết… Kể từ bận ấy, cụ Gái sống một ḿnh trong căn nhà đơn sơ, cho đến một ngày có một người đàn bà bị tâm thần chẳng ai rơ từ đâu t́m đến. Cụ Gái giữ ở nhà ḿnh cho ăn, ở cùng và đặt luôn cho tên là cô Cuối để cho vui cửa vui nhà, đỡ đần cụ quét cái sân cái ngơ, rót cho chén nước những khi cụ đau ốm. Cụ Gái kể, cô Cuối ăn khỏe lắm, hai người mỗi bữa cơm chỉ có vài cọng rau sam, rau cải dại hay rau dền kiếm ngoài ruộng nấu với muối mà cô ấy ăn 4 đến 5 bát cơm, chẳng ốm bao giờ, đi lang thang suốt ngày.
Sống với người tâm thần vui cửa vui nhà thật, nhưng cũng nhiều oái oăm. Mỗi lần cô Cuối lên cơn đem cụ ra chửi, rồi quần áo có được cái nào lành lặn mang ra xé bỏ hết. Những lúc như thế cụ ngồi lặng yên bó lá chuối, hết cơn cô ấy lại cười. Nhiều hôm phải nịnh cô ấy mới ăn cơm, mới chịu vào nhà ngủ, không th́ có khi cả đêm ngủ luôn ngoài vườn chuối. Gọi là nuôi cô Cuối cho có người đỡ đần, nhưng thực chất hằng ngày cụ Gái vẫn phải tự nấu cơm, giặt giũ… hầu hạ cả gia đ́nh hai người đàn bà cô độc.
Héo hắt mong con trở về
Từ ngày chồng mất, chẳng biết làm ǵ kiếm ra tiền, cụ đi khắp các cánh đồng xé lá chuối bán lấy tiền trang trải cuộc sống. Gần 60 năm qua, mưa hay nắng, ngày nào cụ cũng rong ruổi khắp các cánh đồng làng trên xóm dưới để xé lá. Ngày nắng cụ đi xé lá khô, ngày mưa không xé được lá khô cụ đi dọc lá tươi. Một ngày làm việc của cụ bắt đầu từ 5h sáng đến đêm. Cụ làm không ngơi tay, khi nào đủ 30 cân hoặc số lượng chủ cửa hàng bánh đặt, cụ lại dậy từ 2h sáng túc tắc vượt hơn 10 cây số gánh lá sang phố Tía giao cho cửa hàng.
Nhiều năm nay, h́nh ảnh bà cụ lưng c̣ng, người gầy g̣ mặc bộ quần áo màu nâu, đôi tay và khuôn mặt lúc nào cũng nhem nhuốc bởi nhựa chuối gồng ḿnh gánh hai sọt lá nặng không c̣n xa lạ với người dân trong xă. “Sáng nắm một nắm cơm đi ăn cả sáng cả trưa thoải mái, bữa tối về thổi cơm nóng, nấu bát canh rau kiếm được ngoài ruộng, thế là tôi và cô Cuối có bữa tối ngon lành” - cụ cười, nụ cười hiếm hoi và khắc khổ.
Theo trí nhớ của cụ, năm nay cụ đă 84 tuôi. Lưng cụ đă c̣ng, mắt đă mờ. Gần đây, những người mua lá chuối của cụ về làm bánh thương cụ sang tận nơi lấy lá, không để cụ phải gánh sang bán. Nhưng chẳng ai thay cụ rong ruổi khắp làng trên xóm dưới từ sáng tinh mơ đến tối mịt kiếm lá được cả. Cụ bảo: “Qua gần kiếp người cay đắng, sở dĩ tôi c̣n gắng sống là để chờ tin tức, chờ xem đứa con gái có về thăm mẹ không mà thôi”.
Chẳng biết rồi đây người đàn bà như ngọn đèn leo lét có gượng sống được đến ngày người con gái trở về. Có thể với nhiều người, sự trở về của đứa con gái biền biệt hơn 30 năm nay là không tưởng, nhưng với cụ Gái, niềm tin đó là mănh liệt, là mục đích sống của cụ.
Nguồn : Lao Động