Tờ Dailymail của Anh hôm nay (26/8) đưa tin, trong vài ngày nữa, Anh và Mỹ sẽ phát động những cuộc tấn công hủy diệt bằng tên lửa nhằm vào chính quyền Syria nhằm trả đũa cho việc chính quyền này đă dùng vũ khí hóa học giết hại dă man hàng loạt dân thường.
|
Ảnh minh họa
|
Mặc dù chưa thể kết luận liệu những lời cáo buộc về việc quân của Tổng thống Bashar al-Assad dùng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công hồi tuần trước có chính xác hay không nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đă nhanh chóng bàn thảo kế hoạch tiến đánh Syria. Theo Dailymail, hai nhà lănh đạo hàng đầu của Anh, Mỹ đă có cuộc điện đàm kéo dài 40 phút về kế hoạch trừng phạt Syria và chi tiết của kế hoạch này được cho là sẽ được hoàn thiện trong ṿng 48 giờ tới.
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh đă đưa ra lời cảnh báo rất công khai và rơ ràng đối với Tổng thống Assad sau khi phe nổi dậy lên tiếng tố cáo quân đội Syria dùng vũ khí hóa học tấn công dân thường, khiến 1.300 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em. Lời cáo buộc này chưa được kiểm chứng và ngay cả thông tin về con số người chết trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học này cũng rất khác nhau, từ con số 100, 200, 300 và đến tận 1.300 người.
Nhiều nguồn tin báo chí hôm qua và hôm nay cho biết, giới chức quân sự Mỹ, Anh đang lên kế hoạch và liệt kê một danh sách các mục tiêu để thực hiện chiến dịch tấn công bằng tên lửa và bom điều khiển nhằm vào trung tâm của chính quyền Tổng thống Assad.
Lựa chọn được giới quan chức an ninh chủ chốt của hai nước trên là một hành động can thiệp quân sự hạn chế, sử dụng vũ khí từ xa để phá hủy sức mạnh tấn công bằng vũ khí hóa học của Syria cũng như phá vỡ cỗ máy quân sự của Tổng thống Assad.
Thông tin t́nh báo về các mục tiêu sẽ được cung cấp từ phi đội máy bay không người lái đang tuần tra bầu trời Syria cũng như từ các lực lượng đặc nhiệm trên mặt đất.
Giới phân tích quân sự tin rằng, một cuộc tấn công vào Syria sẽ chỉ kéo dài từ 24 đến 48 giờ đồng hồ và mục tiêu sẽ là những căn cứ, cơ sở then chốt của chính quyền Assad. Những mục tiêu đó là hệ thống pḥng không hiện đại; các mạng lưới hầm chỉ huy và kiểm soát; các trung tâm thông tin, liên lạc, ṭa nhà chính phủ, cùng với những căn cứ tên lửa và không quân Syria
Sức mạnh Không quân Syria đă tạo ra lợi thế lớn cho chính quyền trong các cuộc giao tranh, đụng độ với phe nổi dậy trong thời gian qua. Việc phương Tây có ư định tấn công, phá hủy hay làm suy yếu năng lực của Lực lượng Không quân sẽ khiến cán cân trên chiến trường Syria nghiêng về phe nổi dậy.
Lựa chọn quân sự khác là tiến hành không kích vào các đơn vị trong quân đội Syria chịu trách nhiệm phát động cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tuần trước. Một số nguồn tin cho rằng, cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học thảm khốc hôm 21/8 vừa rồi là do Sư đoàn 155 thuộc Binh đoàn Thiết giáp của quân đội Syria thực hiện.
Tuy nhiên, Mỹ, Anh đang nghiêng về lựa chọn tấn công bằng tên lửa hơn là chiến dịch không kích bởi điều đó sẽ giúp hai nước này tránh được nguy hiểm từ các hệ thống pḥng không tinh vi mà Syria có được từ Nga – một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Một nguồn tin từ Anh tiết lộ, các vũ khí hải quân trong khu vực có thể tham gia vào cuộc tấn công trả đũa Syria, trong đó có tên lửa hành tŕnh Tomahawk được bắn đi từ tàu ngầm.
Những vũ khí nào sẽ được tung ra?
Các cuộc tấn công do Mỹ khởi xướng và dẫn đầu sẽ được phát động từ những chiếc tàu chiến, tàu ngầm đang tuần tra thường xuyên ở phía đông Địa Trung Hải hay vùng Vịnh Persian, hoặc có thể từ những chiếc máy bay chiến đấu có khả năng phóng tên lửa từ cách xa vài trăm km.
Hải quân Mỹ hiện đă triển khai tới 4 tàu khu trục ở phía đông Địa Trung Hải và những con tàu này đang tiến ngày càng sát Syria để sẵn sàng chờ lệnh tấn công. Những con tàu này được trang bị tên lửa hành tŕnh Tomahawk có thể bắn trúng các mục tiêu ở khoảng cách xa tới tận gần 2.000km. Trong cuộc chiến ở Libya, Mỹ và Anh từng bắn khoảng 124 quả tên lửa Tomahawk.
Lực lượng Không quân Mỹ cũng có thể cử máy bay ném bom tàng h́nh B-2 đến để san bằng các căn cứ quân sự của Syria. Đóng tại Missouri, những chiếc B-2 có thể thực hiện nhiệm vụ trên toàn thế giới mà chỉ cần một lần tiếp nhiên liệu. Vốn là loại máy bay đắt nhất thế giới với giá khoảng 600 triệu bảng Anh, B-2 gần như không bị các hệ thống radar phát hiện và nó có thể mang tới hơn 18 tấn bom.
Ngoài ra, Mỹ c̣n có các máy bay chiến đấu F-16 và những khẩu đội tên lửa hiện đại Patriot đặt tại Jordan – một nước láng giềng sát cạnh Syria.
Về phía Anh, Hải quân Hoàng gia nước này cũng có thể bắn tên lửa từ các tàu ngầm hạt nhân lớp Trafalgar. Đây là những con tàu thường xuyên hiện diện ở khu vực Trung Đông. Tàu ngầm lớp Trafalgar có thể mang một khối lượng lớn tên lửa siêu chính xác.
Ngoài ra, về mặt lư thuyết, những chiếc máy bay RAF Tornados được trang bị vũ khí hạng nặng có thể bay từ căn cứ RAF Marham ở Norfolk đến tấn công các mục tiêu ở Syria hoặc triển khai đến Cyprus để phát động các cuộc oanh tạc bằng bom từ đó. Mang theo tên lửa dẫn đường chính xác Storm Shadow, phi đội máy bay của Anh có thể phá hủy hệ thống pḥng không của kẻ thù gồm các trạm radar, những khẩu đội tên lửa pḥng không và cả nguồn tiếp tế. Tên lửa Storm Shadows có tầm bắn hơn 240km, cho phép máy bay có thể tấn công vào các mục tiêu sâu bên trong lănh thổ của kẻ thù mà không cần phải tiếp cận quá gần với những hệ thống pḥng không.
Mặc dù lực lượng của Mỹ và Anh có sức mạnh vượt trội nhưng điều đó không có nghĩa họ tránh được các nguy cơ. Nếu phát động chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria, Anh và Mỹ phải đối mặt với những mối nguy cơ rất lớn bởi Tổng thống Assad đă xây dựng cho ḿnh một lực lượng pḥng không đáng sợ với những vũ khí thiện chiến được cung cấp từ Nga. Lực lượng pḥng không Syria có thể bắn hạ các máy bay chiến đấu của Anh, Mỹ, gây nguy hiểm cho sinh mạng của phi công.
Chiến dịch của Anh, Mỹ c̣n có thể gây nguy hiểm cho dân thường Syria. Ngoài ra, nếu tấn công vào các nhà máy vũ khí hóa học của Syria khiến chúng không được bảo vệ th́ nguy cơ những vũ khí chết người này rơi vào tay khủng bố là rất lớn. Những vũ khí đó sau này có thể được dùng để phát động những cuộc tấn công kinh hoàng vào phương Tây.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
VNMedia