Nga cảnh báo nếu can thiệp vào Syria, Mỹ sẽ lặp lại “sai lầm bi thảm” tương tự như ở Iraq và gây ra hậu quả tai hại khó lường đối với Trung Đông.
|
Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov.
|
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố thẳng thừng điều đó với người đồng nhiệm Mỹ John Kerry trong cuộc trao đổi qua điện thoại, cổng thông tin chính thức của Bộ Ngoại giao Nga đưa tin.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, Điện Kremlin đặc biệt chú ư đến nhận xét của một số quan chức chính quyền Mỹ cáo buộc chính phủ Syria đứng sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Đông Ghouta tuần trước.
“Có một cảm giác rằng, các nhóm lợi ích ở Mỹ bao gồm những người tích cực kêu gọi can thiệp quân sự vào Syria bỏ qua sự phê chuẩn của Liên Hợp Quốc, đang công khai hủy hoại nỗ lực của Nga và Mỹ để triệu tập một hội nghị quốc tế nhằm giải quyết ḥa b́nh cuộc khủng hoảng ở đất nước Trung Đông này”, ông Lavrov nói với người đồng nhiệm Mỹ Kerry.
Đồng thời, ông Lavrov kêu gọi Mỹ kiềm chế để không gây áp lực đối với Damascus và không triển khai các động thái khiêu khích đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc phải tạo điều kiện cho cuộc điều tra về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Đông Ghouta do các thanh tra Liên Hợp Quốc tiến hành.
|
Chiến binh phe nổi dậy Syria tại băi chiến trường đổ nát.
|
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Nga, Ngoại trưởng John Kerry đă hứa hẹn sẽ xem xét và cân nhắc kỹ các lập luận của Nga. Hai vị ngoại trưởng đă đồng ư phải giải quyết tất cả các khía cạnh của cuộc khủng hoảng Syria trong tương lai rất gần.
Ngoài ra, theo báo Anh
Telegraph, Nga chắc chắn sẽ cùng Trung Quốc ngăn chặn các nỗ lực của Anh, Pháp và Mỹ để vận động Liên Hợp Quốc ủng hộ cho kịch bản can thiệp quân sự vào Syria nhằm đáp trả vụ tấn công hóa học giết chết hàng trăm người mà họ đổ trách nhiệm cho chế độ Assad.
Telegraph dẫn lời cảnh báo của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho hay: “Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu những ai đang cố áp đặt các ư tưởng của cá nhân họ lên các chuyên gia Liên Hợp Quốc ḥng t́m kiếm khả năng can thiệp quân sự vào Syria phải kiềm chế để tránh phạm phải sai lầm bi thảm. Tất cả những ǵ đang diễn ra gợi nhớ đến các sự kiện ở Iraq cách đây một thập kỷ, khi Mỹ bỏ quan Liên Hợp Quốc, lấy cớ chứa chấp vũ khí hủy diệt để xâm lược nước này".
Đáp trả, giới chức phương Tây bác bỏ lập luận so sánh giữa Syria và Iraq của phát ngôn viên Nga và nhấn mạnh, họ có niềm tin mănh liệt rằng, chế độ Assad đă thực hiện vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại ngoại ô Damascus. Đồng thời, họ nhấn mạnh, hiện vẫn chưa có quyết định về việc khởi động các hành động quân sự trên mặt đất đất ở Syria. Thay vào đó, giai đoạn này chỉ có nỗ lực để thiết lập “vùng cấm bay” tại đây.
Tuy nhiên, Tổng thống Barack Obama dường như ngày càng có khả năng sử dụng tên lửa hành tŕnh nhắm vào Syria. Cuối tuần qua, ông chủ Nhà Trắng đă triệu tập cuộc họp hiếm với giới chức an ninh quốc gia hàng đầu và sau đó, bàn bạc qua điện thoại với Thủ tướng Anh David Cameron trong suốt 40 phút về vấn đề Syria.
Bộ trưởng Quốc pḥng Chuck Hagel hôm qua cũng tiết lộ, Tổng thống Obama đă yêu cầu quân đội Mỹ “chuẩn bị cho mọi t́nh huống” tại Syria. Theo chỉ thị trên, quân đội Mỹ được thông báo đă sẵn sàng tấn công đất nước Bắc Phi với sự tăng cường hoạt động mạnh mẽ của Hải quân ở Đông Địa Trung Hải cũng như 4 tàu khu trục trang bị tên lửa hành tŕnh đă được triển khai trong khu vực, Fox News dẫn lời giới chức quốc pḥng Mỹ đưa tin.
Ngoài ra, theo
Telegraph, Iran cũng đă lên tiếng cảnh báo chống lại bất cứ hành động can thiệp nào vào Syria do Mỹ dẫn đầu.
“Mỹ cần biết rằng, can thiệp vào Syria sẽ gây ra hậu quả tại hại, nghiêm trọng đối với Nhà Trắng”, ông Massoud Jazayeri, Phó Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Iran nhấn mạnh.
Chưa hết, không riêng ǵ Nga, Iran, Đức cũng kiên quyết phản đối sử dụng hành động vũ lực vào Syria theo sau sự thất bại của sứ mệnh can thiệp vào Libya cũng như quan ngại việc này sẽ tiếp tục gây bất ổn cho khu vực.
"Tôi không đồng t́nh với việc can thiệp quân sự bên ngoài vào cuộc nội chiến khủng khiếp ở Syria. Cuộc khủng hoảng Syria chỉ có thể được giải quyết bằng một giải pháp chính trị. Phương Tây không nên nghĩ rằng họ có thể giải quyết vấn đề bằng các phương tiện quân sự ở Trung Đông", ông Thomas de Maiziere, Bộ trưởng Quốc pḥng Đức, nhấn mạnh.
Bạch Dương (theo RIAN, RT, Telegraph))