Chuyên gia ngoại giao hàng đầu Việt Nam đưa dự báo bất ngờ về khả năng Trung Quốc có thể tùy tiện hành động ở biển Đông nếu Mỹ tấn công Syria.
Việc Mỹ thực hiện một cuộc tấn công quân sự vào Syria đang là điểm nóng chính trị thế giới trong những ngày gần đây. Liệu Mỹ và các đồng ḿnh có đánh Syria hay chỉ là 'vơ mồm'?
Để chia sẻ cùng độc giả góc nh́n sâu hơn về vấn đề này,
VTC News đă có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị Quốc tế Học viện Ngoại giao, một trong những chuyên gia hàng đầu trong nước về Âu – Mỹ và quan hệ quốc tế hiện đại.
- Gần đây, dư luận thế giới hết sức quan tâm tới vấn đề Syria, đặc biệt sau khi Mỹ và các nước phương Tây tuyên bố sẵn sàng can thiệp quân sự vào Syria? Theo ông, khả năng này có xảy ra?
 |
TS Đỗ Sơn Hải |
Vừa có vừa không. Lư do khó xảy ra 1 cuộc chiến tranh là bởi hoàn cảnh hiện nay, Mỹ cùng các nước đồng minh gặp rất nhiều khó khăn từ cả bên trong lẫn bên ngoài.
Hơn nữa, Syria không phải là đất nước hứa hẹn những lợi ích kinh tế.
Trong trường hợp lật đổ được chính phủ Bashar al-Assad đi nữa th́ các nước phương Tây có khi c̣n tốn kém hơn để tái thiết. Chính sách thực dụng của chính quyền Obama không quá coi trọng thể diện siêu cường.
Tuy nhiên, lư do tấn công quân sự cũng có thể xảy ra bởi đó sẽ là quyết định của một số ít người.
Sau tuyên bố về “ranh giới đỏ” đối với chính phủ Bashar, giờ đây chính quyền Mỹ như đă “ngồi trên lưng cọp”, nếu họ v́ “thể diện” cũng như hy vọng nhân cơ hội làm giảm sức mạnh của chính phủ Syria cũng như muốn “dằn mặt” các nước khác v.v. th́ rất có thể sẽ xuất hiện một quyết định quân sự.
Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng nhiều khả năng Mỹ sẽ không đánh Syria.
|
|  | Tôi cho rằng nhiều khả năng Mỹ sẽ không đánh Syria. |  |
|
|
- Thế tại sao Mỹ và phương Tây lại chọn thời điểm này để tuyên bố sẽ can thiệp quân sự vào Syria, thưa ông?
Có thể theo đánh giá của các nhà lănh đạo Anh, Pháp, Mỹ rằng đây là thời điểm không thể thích hợp hơn bởi thứ nhất, sau cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học, lư do “can thiệp nhân đạo” là hợp lư hơn cả đối với quyết định can thiệp quân sự.
Thứ hai, cuộc nội chiến tại Syria đă kéo dài gần 3 năm, đây là lúc các bên đều đă cảm thấy mệt mỏi; thứ ba, quân chính phủ đang thắng thế trên chiến trường, nếu kéo dài tiếp rất có thể lực lượng nổi dậy sẽ thất bại.
- Theo ông, Nga và Trung Quốc sẽ làm ǵ nếu thất bại trong nỗ lực ngăn cản các nước can thiệp vào Syria?
Chắc sẽ khó có thể làm ǵ. Từ lúc vấn đề vũ khí hóa học bùng phát và phương Tây đe dọa tấn công, chưa thấy các nước này thể hiện vai tṛ chủ động tại HĐBA như yêu cầu cuộc họp khẩn để phản đối.
Cho dù Nga cũng đưa tàu chiến vào gần Syria nhưng chắc không phải để bắn lại phương Tây mà kịch bản dễ thấy nhất là viện trợ vũ khí cho chính phủ Syria.
Trong trường hợp chính phủ Bashar bị loại bỏ, chắc các nước này cũng khó đưa ra được những hành động hữu hiệu, ngoài những vụ việc có tính trả đũa như lợi dụng Edward Snowden.
- Trong khi Nga, Iran và một số nước lớn tiếng phản đối một cuộc can thiệp quân sự vào Syria, sao Trung Quốc vẫn chưa có động tĩnh ǵ?
Qua vụ việc càng thấy Trung Quốc vẫn chưa thực sự đón nhận vai tṛ nước lớn toàn cầu. Phương châm “b́nh tĩnh quan sát, quyết không đi đầu” dường như lại được đem ra sử dụng trong trường hợp Syria.
Theo bạn, Mỹ và đồng minh có tấn công Syria?

- Có, Mỹ và phương Tây sẽ tấn công
- Không, Mỹ và đồng minh không muốn sa lầy
- Có, nhưng cuộc tấn công nhanh chóng kết thúc
|
Điều đáng quan ngại (đương nhiên đây là kịch bản xấu nhất, hy vọng sẽ không xảy ra) là có thể nhân cơ hội này, Trung Quốc sẽ tùy tiện hành động tại Biển Đông.
- Giả sử Syria bị tấn công, Iran liệu có ngồi yên không, thưa ông?
Theo tuyên bố của chính phủ Iran, nước này sẽ hỗ trợ Syria. Tuy nhiên, trước một cuộc tấn công chớp nhoáng th́ chắc Iran chỉ có thể trợ giúp chính phủ Bashar Assad thời hậu chiến thôi.
- Ông dự đoán thế nào về hậu quả khi Mỹ và phương Tây can thiệp quân sự vào Syria? Và bên nào sẽ có lợi nhất trong việc này?
Hậu quả th́ ngay chính những nước chủ trương phát động chiến dịch quân sự cũng đă đề cập: Bắc Phi – Trung Đông rất có thể sẽ hỗn loạn hơn.

| Điều đáng quan ngại là có thể nhân cơ hội này, Trung Quốc sẽ tùy tiện hành động tại Biển Đông. | 
|
|
Đặc biệt nguy hiểm là tham gia vào làn sóng chống lại phương Tây sẽ không chỉ có các lực lượng khủng bố như Al Qaeda, Hoko Boram v.v. mà c̣n nhiều lực lượng hồi giáo cực đoan khác, thậm chí là cả những người dân chịu thiệt hại do cuộc tấn công quân sự gây ra.
Trong trường hợp một cuộc tấn công quân sự xảy ra, và kể cả sau đó chính phủ Bashar có bị lật đổ, th́ sẽ chẳng bên nào có lợi.
Xin nhắc lại, Syria không phải Lybia hay Kosovo trước đó.
- Có b́nh luận nói Mỹ sẽ thua khi can thiệp quân sự vào Syria? Ông nghĩ sao về khả năng này?
Khái niệm thắng thua nên căn cứ vào mục tiêu mà Mỹ đề ra cho cuộc can thiệp quân sự. Điều này rơ ràng c̣n phải chờ thời gian.
Nh́n chung, mọi cuộc can thiệp quân sự kiểu “xâm lược” như thế này th́ kẻ đi xâm lược sẽ chẳng bao giờ thắng cả. Mất mát và thù hận sẽ là bất tận.
- Liệu kịch bản ở Lybia và Iraq có lặp lại ở Syria không thưa ông?
Theo tuyên bố của tổng thống Obama về khả năng can thiệp quân sự th́ rơ ràng, kịch bản Lybia sẽ không tái diễn.
Nhưng có một điều chắc chắn sẽ lặp lại – đó là sự bất ổn chứ không phải ḥa b́nh sẽ tiếp tục trên đất nước Syria.
Đỗ Hường (thực hiện)
VTCNews