Quân đội Bashar al-Assad chỉ c̣n một trận chiến tổng lực là có thể dành được thắng lợi trước lực lượng nổi dậy.
Nhung điều đó hoàn toàn không làm phương Tây hài ḷng. Nhà trắng và Lầu năm góc đă sẵn sàng cho một chiến dịch can thiệp quân sự mạnh vào Syria dựa trên những căn cứ t́nh báo từ phía Mỹ cung cấp và những cuốn băng video của phía lực lượng đối lập. Những chứng cứ này được cho rằng lực lượng quân đội chính phủ Syria đă sử dụng vũ khí hóa học, gây lên một vụ thảm sát hàng ngh́n người dân vô tội.
Thực tế là ngay sau cuộc tấn công hóa học mà không có những chứng cứ đang tin cậy, mặc dù kênh TV "Al Jazeera" của Qatar chỉ vừa mới thông báo mà chưa hề có những điều tra cụ thể, Mỹ, Pháp và Anh đă ngay tức khắc cáo buộc chính quyền Syria đồng thời thông báo về một cuộc tấn công trừng phạt.
Vùng bị nghi ngờ có sử dụng vũ khí hóa học.
Cũng trong thời gian này, Liên Hợp quốc đă có một đoàn thanh sát vũ khí hóa học đến Syria nhằm kiểm tra thực tế vụ tấn công vũ khí hóa học và ai là người thực sự đă sử dụng chất độc hóa học. Đoàn thanh sát quốc tế gồm nhiều chuyên gia đến từ nhiều nước, những đánh giá của đoàn được khẳng định là khách quan. Nhưng cho đến nay, hoàn toàn chưa có một bản báo cáo nào được công bố, nhưng Ủy ban Đối ngoại thượng viên Mỹ đă nhất trí ủng hộ ông Barack Obama tiến hành chiến dịch trừng phạt Syria. Có thể khẳng định Mỹ và các nước đồng minh đă quyết tâm can thiệp vũ trang mà không cần đợi bất cứ một nghị quyết nào từ phía Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.
Ai đứng sau vụ tấn công vũ khí hóa học?
Kết quả chủ yếu của đoàn thanh sát vũ khí hóa học Liên Hợp quốc đă được các chuyên gia Nga xác định trước. Dựa trên những tài liệu thực tế khá phổ biến công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các chuyên gia Nga đă khẳng định vũ khí hóa học là do lực lượng các chiến binh hồi giáo cực đoan thực hiện.
Một trong những căn cứ đó là chất độc hóa học được chế xuất và nạp vào vũ khí bằng phương pháp thủ công, hoàn toàn không mang tính công nghiệp hóa học mà Syria đă có, đồng thời phương tiện mang các đầu đạn hóa học đó là tên lửa "Qassam", loại rockets không điều khiển không có trong biên chế của quân đội Syria, nhưng thường xuyên được các lực lượng Hồi giáo cực đoan sử dụng chống Israel. Một sự kiện rơ ràng cho thấy sau chuyến viếng thăm Palestine của Tiểu vương Qatar, lực lượng cánh Sunni của những người Hồi giáo cực đoan bắt đầu đẩy mạnh ủng hộ các chiến binh Syria về vũ khí, trang bị chiến tranh cũng như binh lực.
Các kết quả nghiên cứu và thẩm định của các chuyên gia Nga, được báo cáo lên Liên Hợp quốc trong một bộ tài liệu văn bản đặc biệt, hoàn toàn ngược lại với nhưng cáo buộc thiếu căn cứ đối với chính quyền Syria. Có một tỷ lệ % khá cao cho rằng Ủy ban chống vũ khí hóa học của Liên Hợp quốc sẽ xác nhận tính đúng đắn của những kết quả này.
Tin tưởng ở việc đoàn thanh tra Liên Hợp quốc có thể có được những kết luận khách quan, chính quyền Syria đă làm tất cả để các thành viên trong đoàn hoàn thành được sứ mệnh. Nhưng các chiến binh Hồi giáo th́ quyết liệt ngăn cản. Không có được sự đảm bảo an toàn cho đoàn thanh sát viên Liên Hợp quốc (LHQ), chính quyền Syria không thể cho phép các thanh sát viên tiếp cận các khu chiến sự. Trong t́nh huống xấu xảy ra, mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu chính phủ Syria. Sự nguy hiểm đến sinh mạng có thể buộc đoàn thanh sát viên Liên Hợp quốc phải cắt ngang nhiệm vụ là một điều hoàn toàn bất lợi cho chính quyền Syria hiện nay, v́ họ mong muốn có được một cuộc điều tra hoàn toàn khách quan sự cố sử dụng vũ khí hóa học chống thường dân vô tội.
Trong điều kiện kẻ thù của Bashar al-Assad không đảm bảo sự an toàn cho đoàn thanh sát vũ khí LHQ, nhiệm vụ điều tra quốc tế chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện các khu vực lực lượng nổi dậy đă bị quét sạch, và nhiệm vụ đó được giao cho quân đội. Khi tiến hành truy quét các khu vực do quân nổi dậy chiếm đóng, lực lượng quân đội Syria phát hiện những kho vũ khí hóa học mà quân đội Syria chưa bao giờ có trong biên chế. Các kho đă được phát hiện ở ngoại ô Damascus, Aleppo và các vùng ngoại ô - Dzhobara.
Một số binh sĩ quân đội Syria cũng bị thương và nhiễm độc bởi chất độc hóa học. Như vậy có thể nhận thấy những kết luận của Ủy ban cấm phổ biến vũ khí hóa học sẽ không thuận lợi cho lực lượng nổi dậy cũng như những người đứng đằng sau lưng họ. Hoạt động điều tra của đoàn thanh tra LHQ có thể biến lực lượng nổi dậy trở thành lực lượng khủng bố và những kẻ chống lưng cho họ cũng nằm trong cộng đồng khủng bố. Ngoài ra, cũng có những nghi ngờ về sự tham gia bí mật của Mỹ và Ả Rập Saudi vào các cuộc tấn công vào người dân thường Syria. Theo những nguồn thông tin có được, một số các loại vũ khí hóa học có nguồn gốc từ phương Tây và Ả rập. Trong t́nh huống như vậy, việc tiếp tục hỗ trợ lực lượng Hồi giáo cực đoan về chính trị cũng như về cơ sở vật chất và tinh thần từ các thế lực phương Tây có thể sẽ trở thành thảm họa.
Mỹ, NATO đương đầu với đối thủ nào?
Hiện nay, những thế lực cố gắng bằng biện pháp quân sự tiêu diệt chính quyền Syria và xây dựng lên một chính phủ mới đang rơi vào một t́nh huống vô cùng phức tạp khi trên thực tế, lực lượng nổi dậy đang thất bại trên mọi chiến trường. Ngoài lực lượng quân đội chính quy của Syria, tham gia vào xung đột c̣n có thêm 2 lực lượng mà khả năng chiến đấu của họ rất cao là Hezbollah và lực lượng chiến binh người Kurd.
Hezbollah năm 2006 đă chiến đấu với quân đội Israel, một lực lượng quân sự mạnh nhất Trung Đông và đă gây cho Israel những tổn thất đáng kể. Israel đă tổn thất không những về binh lực mà trang thiết bị, phương tiện chiến đấu hiện đại như xe tăng “Merkave – IV” cũng bị thiệt hại.
Lực lượng các chiến binh người Kurd là một tổ chức vũ trang có khả năng chiến đấu rất tốt, họ được rèn luyện trong cuộc chiến đấu kéo dài nhiều năm chống lại lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và trong thời kỳ Saddam Hussein họ chiến đấu chống lại quân đội và cảnh sát Iraq.
Ngoài ra, cũng có những lực lượng t́nh nguyện từ các nước khác đến Syria và tham gia cùng quân đội chính phủ Syria, có nhiều dấu hiệu cho thấy lực lượng t́nh nguyện đến từ Iran cũng đă chiến đấu ở Syria. Một vấn đề đáng ngại hơn nữa, sau khi tạm thời nếm thử cái gọi là “chính quyền dân chủ”, những người dân đang sống trong khu vực dưới quyền kiểm soát của lực lượng nổi dậy đại đa số đă quay lại ủng hộ chính quyền Syria và giúp đỡ lực lượng quân sự của ông Bashar al-Assad.
Những vụ giết người hàng loạt và hung bạo của các chiến binh Hồi giáo cực đoan càng đào sâu thêm sự thù hận của người dân với lực lượng nổi dậy. Có thể trên một góc độ nào đó, thế giới không thể nắm chắc được, ai đă sử dụng vũ khí hóa học giết hại hàng ngh́n người dân ngoại vị Damascus, nhưng người dân Syria th́ biết chắc chắn điều đó và họ cũng không thể quên.
Những lực lượng đồng minh của chính quyền Syria trên thực tế khá mạnh và được tổ chức tốt, Hezbollah và tổ chức chiến binh người Kurd nhiều lần đă chứng minh khả năng. Họ sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất thành thạo, không hề thua sút lực lượng chiến binh nổi dậy. Không những thế, kỹ năng chiến đấu của họ cũng rất tốt trong các trận đánh nhỏ lẻ và các trận tập kích lớn, trong một số trường hợp họ hơn hẳn lực lượng cực đoan Syria.
Trong những điều kiện phức tạp đó, nếu chỉ dùng có lực lượng của nhóm nổi dây để xóa bỏ chế độ ông Bashar al-Assad thực tế là một điều hoang tưởng.
Mối lo ngại lớn nhất của tất cả những thế lực đang cố gắng đặt Syria dưới quyền kiểm soát là những chuyển động tích cực trong vấn đề triệu tập một cuộc hội nghị quốc tế với tất cả các bên tham gia, bao gồm cả lực lượng đang quyết liệt phải đối – lực lượng nổi dậy với tên gọi là Hội nghị “Geneva – 2”. Bất kỳ một kết quả nào của đoàn thanh sát LHQ tại Syria cũng đều không thể chấp nhận được đối với các thế lực đă gây lên và thổi bùng ngọn lửa xung đột nội chiến ở Syria.
Nếu có một kết quả, khi các bên xung đột t́m được tiếng nói chung cho một giải pháp ḥa b́nh ở Syria có thể là nhờ những nỗ lực ngoại giao của Nga và Trung Quốc. Để giữ vững chính quyền Syria, Nga và Trung Quốc đang rất nỗ lực. Ngược lại, Mỹ và các nước Phương Tây đang ủng hộ lực lượng đối lập. Ngay cả trong trường hợp xấu hơn, khi mà hội nghị “Geneva – 2” không có kết quả, nhưng cũng sẽ làm mất rất nhiều thời gian và cơ hội, trong thời gian đó lực lượng chiến binh cực đoan cũng mất hoàn toàn khả năng tiếp tục cuộc nội chiến. Đồng thời Trung Quốc và Nga chắc chắn sẽ không bỏ lỡ thời cơ cung cấp vũ khí cho quân đội ch́nh quyền Syria.
Nếu điều kiện thuận lợi cho Nga chuyển trọn vẹn tổ hợp S-300 cho Damacus và lực lượng pḥng không Syria nắm bắt và huấn luyện thành thục đồng thời có một chiến thuật tác chiến hợp lư, S-300 có thể thay đổi hoàn toàn t́nh huống chiến trường đồng thời tạo ra những nguy cơ lớn cho NATO khi muốn tập kích Syria. Cho đến nay, nếu không tính đến những đe dọa từ phương Tây trong chiến dịch can thiệp vũ trang sắp tới, th́ ưu thế của quân đội Syria cũng như cơ sở vật chất và tinh thần chiến đấu thực tế không phải bàn căi.
Kế hoạch của Mỹ và đồng minh Phương Tây có thể như sau: Một đ̣n tập kích mănh liệt của các loại vũ khí tầm xa như tên lửa Tomahawk và tên lửa có điều khiển AGM – 86 phóng từ máy bay, tiêu diệt phần lớn hạ tầng quân sự của Syria, gây áp lực tinh thần mạnh mẽ lên quân đội Syria, sau đó là kế hoạch ồ ạt cung cấp vũ khí trang bị cho lực lượng nổi dậy, phản công trên các mặt trận và lật đổ chính quyền. nếu điều đó xảy ra vào năm 2011 hoặc 2012 có thể hy vọng rất lớn vào kết quả.
Nhưng năm 2013 nhiều điều có thể xảy ra? Hỏa lực của Mỹ, Anh Pháp trong 1 cuộc tập kích hạn chế sẽ tiêu diệt được bao nhiêu % vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh của Syria? Có bao nhiêu dân thường sẽ được bổ sung vào danh sách nạn nhân, tỉ lệ % người dân Syria ủng hộ ông Bashar al-Assad tăng lên bao nhiêu %? Cuối cùng, phải chăng quân đội chính quy Syria không có nguồn cung cấp vũ khí trang bị nào khác để tiếp tục chiến đấu? Đây là những vấn đề mà bản thân các chiến lược gia của Lầu Năm Góc chưa có câu trả lời. Do đó, tỷ lệ thành công cũng mong manh.
Những ngày vừa qua các chiến binh đă nhận gần 400 tấn vũ khí trang bị. Thực tế này chứng minh t́nh h́nh đă trở lên khá nghiêm trọng đối với lực lượng nổi dậy. Họ không thể tiếp nhận các loại vũ khí hạng nặng và càng không thể tiếp nhận các phương tiện chiến tranh hiện đại – máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, pháo binh chiến trường và pháo phản lực, cũng như hệ thống pḥng không tầm xa và tầm trung. Là những chiến binh thông thường với tŕnh độ tác chiến của chiến tranh du kích, lực lượng nổi dậy không có được được sự huấn luyện kỹ, chiến thuật cần thiết để sử dụng chúng.
Đồng thời cơ cấu tổ chức của lực lượng này cũng không cho phép sử dụng các phương tiện hiện đại, họ hoàn toàn không có cơ sở hậu cần kỹ thuật để khai thác sử dụng. Khả năng duy nhất hiện nay là chiến tranh du kích có sự yểm trợ từ phía bên ngoài, nhưng thời gian và người dân không ủng hộ lực lượng nổi dậy và đó là yếu điểm chết người.
Ngược lại, quân đội Syria có tất cả những điều kiện để sử dụng các hệ thống vũ khí trang bị. Hơn thế nữa, chính phủ Syria có mối quan hệ hợp tác quân sự - kỹ thuật hoàn toàn hợp pháp với Nga. Như vậy, nếu không có một sự hỗ trợ mạnh mẽ trong thời gian dài của các nước Phương Tây mà chủ chốt là Mỹ, ưu thế về vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh hiện đại nghiêng về phía lực lượng quân sự Syria và đồng minh của họ.
Nếu cuộc chiến kéo dài, các thế lực ủng hộ lực lượng nổi dậy dù có tăng cường cung cấp vũ khí trang bị, tăng cường đội ngũ và sinh lực các chiến binh nước ngoài, về nguyên tắc t́nh thế hoàn toàn không thay đổi – ưu thế chiến lược đang được quân đội Syria nắm chắc, dù có một cuộc tập kích hạn chế đường không từ Mỹ, Anh, Pháp th́ khả năng chiếm ưu thế chiến lược trên chiến trường của các chiến binh Hồi giáo cực đoan không có. Lực lượng này không có hệ thống quản lư, điều hành và chỉ huy chiến đấu ở tầm chiến lược. Sự tan vỡ hoàn toàn nếu bị truy quét quyết liệt như thời gian qua chỉ là vấn đề thời gian.
Nhằm cứu văn t́nh thế rất khó khăn, từ phía Jordan các lực lượng chiến binh đă triển khai các cuộc tấn công với quy mô lớn, trực tiếp dưới sự chỉ huy của các quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ, Anh và Qatar. Sự tham gia của các lực lượng này được công khai tuyên bố trên các phương tiện truyền thông. Trùng hợp với cuộc tấn công này là cuộc tập kích vũ khí hóa học mang màu sắc dàn dựng và khiêu khích ở ngoại ô Damascus, cũng như những quan điểm hết sức cứng rắn và hiếu chiến của Mỹ, Anh, Pháp về việc sẵn sàng cho một cuộc can thiệp vũ trang mạnh mẽ chống lại chính quyền Syria. Nhưng tại sao Mỹ lại đột nhiên trở lên quyết liệt như vậy, bởi nếu Quốc hội cho phép th́ cũng chỉ là một cuộc tập kích đường không hạn chế, và không có nhiều thay đổi cho lực lượng đối lập trong hoàn cảnh này?
Cuộc chiến 'đặt trước'
Có một vấn đề khá thú vị: Không đợi kết quả của đoàn thanh sát vũ khí hóa học LHQ, ông Barack Obama tuyên bố chiến dịch tấn công can thiệp vũ trang vào Syria sẽ bắt được tiến hành trong thời gian tới. Tổng thống của một siêu cường hàng đầu thế giới không thể nói hai lời, đây là vấn đề danh dự quốc gia. Nhưng là người nhận giải Nobel ḥa b́nh nên ra quyết định tấn công trừng phạt không hợp lư lắm. Với quyết định lựa chọn sự phê chuẩn và ủng hộ của những người đại diện cho người dân Mỹ - thực hiện sứ mệnh của Quốc hội, ông Obama có căn cứ pháp lư và tinh thần để tiến hành một cuộc chiến tranh. Cho đến thời điểm này, Ủy ban đối ngoại thượng nghị viện Mỹ cũng đă nhất trí với 10 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 1 phiếu trắng.
Tương lai khu vực sẽ ra sao sau quyết định này? Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố nước này sẽ không tham gia chiến dịch trừng phạt Syria nếu không có nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ. Khối quân sự NATO cũng không tham gia cuộc chiến. Ngay cả Israel, một đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực cũng không tham gia chiến dịch trừng phạt Syria và thật sự nh́n thấy một nguy cơ vô cùng lớn từ chính chiến dịch này.
Nếu – mặc dù xác suất vô cùng nhỏ - cuộc tấn công quân sự đạt được mục đích, lực lượng đối lập lật đổ được chính thể Bashar al-Assad và thành lập chính phủ mới. Một lực lượng quân đội chính quy cũng như đông đảo người dân Syria hiểu rơ bản chất của các chiến binh Hồi giáo cực đoan nhận thức rơ không có giải pháp nào tốt hơn là tự ḿnh bảo vệ ḿnh. Một số rất nhanh chóng biến thành các lực lượng khủng bố, họ sẽ lan tỏa đi khắp thế giới, tham gia vào các lực lượng khác như Hezbollah hoặc các tổ chức Hồi giáo cực đoan khác vốn đă quá nhiều ở khu vực này. Thay v́ chiến đấu trên đất nước, họ sẽ tham gia vào các chiến dịch khủng bố chống người Mỹ và những đồng minh thân cận của Mỹ mà trước hết là Israel, Qatar, Jordan, lan sang châu Âu như Pháp, Anh…Không có ǵ đảm bảo rằng các quả tên lửa bắn sang Israel hoặc các nước khác không được lắp các đầu đạn hóa học VX hoặc Sarin. Các binh sĩ và sĩ quan Syria rất thiện chiến và họ không hy vọng một sự tha thứ hay một chính sách “ḥa b́nh” từ một chế độ “dân chủ” của phe đối lập.
Ngược lại, nếu cuộc không kích với vài trăm tên lửa hành tŕnh có điều khiển không tiêu diệt được hạ tầng tiềm lực quân sự của Syria – tương tự như năm 1972 chiến dịch Linebacker II, chiến dịch “con cáo sa mạc – 1998”, không có ǵ chắc chắn rằng lực lượng vô chính phủ “chiến binh hồi giáo Syria” không biến thành mục tiêu tận diệt của lực lượng quân đội Syria với mức độ tàn khốc hơn nhiều lần. Rất có thể kết quả sẽ tương tự như Osama Bin Laden, họ sẽ lại quay sang căm thù chính phương Tây. Sẽ không ngạc nhiên nếu một vụ 11/9 có thể xảy ra đâu đó không phải bằng máy bay, mà sẽ là chất độc thần kinh tự chế. Hơn thế nữa, Syria sẽ trở thành thánh địa của các lực lượng chống Mỹ, tạo ra một áp lực rất lớn khiến khu vực Trung Đông trở thành một núi lửa của sự hận thù tôn giáo, dân tộc và mâu thuẫn quốc gia.
Theo
Tiền phong