Phiên bản tên lửa siêu thanh BrahMos phóng từ tàu ngầm đă sẵn sàng cho lắp đặt. Công ty BrahMos Aerospace ngày hôm nay (26/9) cho biết.
Ông Sivthanu Pillai, Chủ tịch BrahMos Aerospace nói: "Việc thử nghiệm thành công tên lửa BrahMos đă chứng tỏ khả năng phóng tên lửa từ phương tiện ngầm và loại tên lửa này đă sẵn sàng để trang bị cho các tàu ngầm".
Theo kế hoạch, phiên bản tên lửa BrahMos phóng từ tàu ngầm sẽ được trang bị cho 6 chiếc tàu ngầm phi hạt nhân thuộc Dự án 75I của Ấn Độ. Tuy nhiên, các tàu ngầm này hiện vẫn chưa được sản xuất. Ấn Độ sẽ công bố mời thầu trong thời gian tới.
Phía Nga nhiều khả năng sẽ tham gia đấu thầu hợp đồng này với mẫu tàu ngầm Amur 1650 của Pḥng thiết kế trung ương về kỹ thuật hàng hải Rubin. Giám đốc pḥng thiết kế này, ông Andrei Baranov cho biết, nếu thắng thầu, chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ trong ṿng 5 năm kể từ khi kư kết hợp đồng.
Nếu kịch bản này xảy ra, tức là sớm nhất phải tới năm 2019, những tên lửa BrahMos phiên bản phóng từ tàu ngầm của Ấn Độ mới bắt đầu được đưa lên tàu ngầm.
Ông Sivthanu Pillai cho biết thêm: "Đội thiết kế của chúng tôi hợp tác chặt chẽ với quân đội để có thể đưa tên lửa vào trang bị đúng thời gian, thậm chí có thể vượt kế hoạch đă đặt ra". Cũng theo ông Sivthanu Pillai, công việc thu nhỏ phiên bản tên lửa siêu thanh BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất đang ở giai đoạn đầu. Tên lửa thu nhỏ có thể bắt đầu đưa vào trang bị từ năm 2017.
|
Tàu ngầm Amur 1650 của Nga |
Quan chức này nói: "Để lắp đặt BrahMos cho các tiêm kích th́ cần phải giảm trọng lượng của chúng. Phiên bản thu nhỏ có tên gọi là BrahMos-M. Sau khi hoàn tất công tác phác thảo và tạo h́nh đầu tiên, việc chế tạo tên lửa sẽ được bắt đầu tiến hành. Do dự án vẫn đang trong giai đoạn đầu nên rất khó để nói trước khi nào phiên bản thu gọn sẽ được đưa vào trang bị. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng sẽ là năm 2017".
Tên lửa BrahMos phiên bản thủ nhỏ sẽ nặng 1,5 tấn, dài 6 m và dự kiến sẽ trang bị cho Su-30MKI và MiG-29. Tuy nhiên, nhiều khả năng phiên bản này sẽ được thiết kế để phù hợp cả với các mẫu vũ khí khác của Ấn Độ hiện có cũng như trong tương lai, trong đó có tiêm kích Rafale và Mirage 2000.
Ngoài ra, Ấn Độ sẽ phóng thử phiên bản không đối đất BrahMos-A vào tháng 6/2014 và dự kiến tiêm kích Su-30MKI trang bị tên lửa này sẽ sẵn sàng chiến đấu từ tháng 9/2015. Tuy nhiên, mỗi chiếc Su-30MKI chỉ có thể mang được một quả BrahMos-A. Trong khi đó, với BrahMos-M, mỗi máy bay Su-30MKI có thể mang tới 3 quả, c̣n MiG-29 có thể mang được 2 quả.
BrahMos Aerospace là công ty liên doanh giữa Ấn Độ và Nga được thành lập từ năm 1998. Tên công ty được viết tắt từ tên hai con sông Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga. BrahMos Aerospace phát triển tên lửa BrahMos sử dụng công nghệ tàng h́nh với các phiên bản phóng từ mặt đất, từ hạm, từ tàu ngầm và từ máy bay. Cho tới nay, các phiên bản như hạm đối hạm, hạm đối đất và đất đối đất đă được triển khai. Các phiên bản tên lửa BrahMos trang bị cho máy bay và tàu ngầm vẫn trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm.
Hồi tháng Ba vừa qua, Ấn Độ đă thử nghiệm thành công phiên bản BrahMos phóng từ tàu ngầm, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có tên lửa siêu thanh phóng từ tàu ngầm.
Bảo Minh
DatViet