Một nhóm các cổ động viên Hà Lan không sợ hăi, nhưng họ câm lặng hoàn toàn trước những tiếng hát (hoặc hét, nếu muốn gọi như thế) của các cổ động viên Chile đang ngồi trước màn h́nh TV ở ngoài sân Arena Sao Paulo.
"Chi Chi Chi, Le Le Le. Chile Chile. Viva Chile.” Họ hát chỉ đơn giản như thế. Và có thể hát suốt buổi. Rất hưng phấn và cũng hào hùng. Tinh thần dân tộc được thổi bay lên cao vút.
Cổ động viên đội tuyển Chile reo ḥ tại băi biển Copacabana ở Rio de Janeiro (Nguồn: AFP)
Đây chính là bài hát đơn giản nhất mà tôi từng biết. Chỉ cần nghe một lần mà một người không nói và không nghe được ngôn ngữ của họ (tiếng Tây Ban Nha) cũng thuộc ngay. Và bật dậy hát cùng rồi cũng cảm thấy như có một nguồn năng lượng mới.
Có lẽ, bốn năm nữa, nếu gặp lại những cổ động viên Chile ở kỳ World Cup tiếp theo, tôi cũng sẽ chưa quên bài hát này.
Giống như bài hát mà các cổ động viên Argentina đă từng dạy cho tôi khi chúng tôi gặp nhau trên con tàu chợ chạy từ Johanessburg đi Cape Town ở World Cup Nam Phi bốn năm trước, ở đây, tôi lại được nghe giai điệu mạch lạc, đơn giản và đầy thúc giục “Vamos Vamos Argentina. Vamos Vamos a ganar” (Tiến lên, tiến lên, Argentina. Tiến lên, tiến lên, Hăy chiến thắng) được cất vang ở sân Porto Alegre khi đội bóng của Messi chơi trận cuối ở ṿng bảng trước Nigeria.
Số lượng bài hát về bóng đá của các cổ động viên Argentina nhiều như số tiền đạo xuất sắc mà đất nước này đă sản sinh ra vậy. Họ rất hay hát bài hát ca ngợi Maradona, chế giễu người hàng xóm khổng lồ Brazil, “rằng các anh hăy sang đây mà xem Maradona chơi bóng, và ghi bàn cả bằng tay nữa.” Và giờ th́ lại hát bài ca ngợi Messi, và nh́n ngôi sao của Brazil Neymar bằng nửa con mắt. Những bài hát ấy như kể một câu chuyện, để nghêu ngao trên ngàn dặm đường mà họ theo chân đội tuyển đi khắp thế giới, để t́nh yêu nếu có vơi đi th́ lại đầy.
Nhưng chỉ có Vamos Argentina là bài hát ngự trị trên những khán đài, cho những trận đấu mà người Argentina không bao giờ lép vế về tinh thần.
Brazil là đất nước của bóng đá, của Samba. Nhưng họ thường chỉ hát Samba trên những con phố, trong những quán bar, ở những khu Fan Fest nơi tập trung hàng ngàn người để vui là chính, c̣n xem bóng đá là phụ.
Người Brazil cũng từng hát những bài ca dài, với biết bao ư nghĩa gửi gắm, và đôi khi trở nên phức tạp qua mỗi thời kỳ của một lịch sử đội tuyển Vàng Xanh chinh phục thế giới. Từ A “Taça do Mundo é Nossa” (Chiếc cúp này là của chúng ta) trong những năm 60, “Pra Frente Brasil” (Tiến lên Brazil) của những năm 70, rồi “Tenta que é penta, Brasil” (hăy giành chiếc cúp thứ năm) trong những năm 90. Nhưng giờ đây,tất cả chỉ c̣n lại “Ou sou Brasileiro”(Tôi người Brazil) dù cho họ đang kiếm t́m chiếc cúp thứ sáu.
“Tôi người Brazil tự hào và yêu dấu,” trên các sân vận động, từ Sao Paulo tới thủ đô Brasilia, từ Fortaleza tới Belo Horizontel, người Brazil đă và sẽ chỉ hát đúng một câu hát đó.
Ông Biasoli Nelson, 83 tuổi, là một nhạc sỹ và nhà giáo, đă viết nên bài hát ấy cách nay 60 năm. Ông không viết cho bóng đá, ông viết cho đất nước Brazil. Và nó chỉ trở thành lời ca trên các khán đài một cách vô t́nh nhờ dễ hát và nói đúng chất của cổ động viên Brazil cuồng nhiệt và đầy tinh thần tự hào dân tộc. Tất cả gói gọn trong đúng một câu hát.
Mà cũng chỉ cần thế thôi. Đâu cần phải có hẳn một cuộc thi sáng tác, đâu cần phải là một nhà soạn nhạc đại tài như ở đất nước chúng ta. Các nghệ sỹ, nếu yêu bóng đá, hăy viết một câu hát thôi, đừng tham gia vào cuộc chơi chiến thuật hay lối đá!
AFP